THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 285

Có thể chơi chữ dựa trên tác phẩm của các tác giả khác để viết tựa sách, qua
đó khiến cho tác phẩm của bạn được nhiều người để ý hơn. Chắc hẳn bạn
từng nghe hoặc biết đến tác phẩm nổi tiếng “Nghệ thuật chiến tranh”, tức
Binh pháp Tôn Tử. Nhà văn Mỹ Steven Pressfield đã dựa vào đó đặt tựa cho
một tác phẩm của mình: “Chiến tranh nghệ thuật”. Từ ngữ đã được đổi
ngược - một cách chơi chữ, và làm thay đổi toàn bộ ý nghĩa của cái tựa đầu
tiên.

Viết dài ra

Một vài ví dụ: “To vô cùng và gần đến mức không thể tin nổi” của Jonathan
Safran-Foer, một nhà văn trẻ người Mỹ; và “Lễ hội nhảy múa đêm
Halloween của những người độc thân thuộc giáo hội Mormon ở New York”
do Elna Baker, một nhà văn Mỹ khác, sáng tác.

Gần đây Lê Văn Nghĩa, một nhà văn - nhà báo, cũng đã đặt tựa cho sách
như sau: “Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài, và tụi con nít xóm nhỏ
Sài Gòn năm ấy”. Đã thế mà tác giả còn đế thêm một dòng nữa dưới cái tựa
lòng thòng này: “Truyện dài dành cho thiếu nhi, nhưng người lớn đọc cũng
hổng sao, mà người già đọc càng khoái”.

Đúng nội dung

Ví dụ: “Công trình thật đáng xúc động của một tài năng thiên phú cực kỳ”
(cũng dài) do Dave Eggers viết; hoặc “Một chuyện tình thiệt quá buồn” của
Gary Shteyngart. Cả hai tựa đều phản ánh chính xác nội dung của tác phẩm.

Mượn ý tưởng

Một số nhà văn đã mượn ý của tác giả khác cho tác phẩm để đời của mình.
Tiểu thuyết bộ ba giả tưởng “Vật chất đen tối” do Philip Pullman (người
Anh) sáng tác và tự truyện là tác phẩm đầu tay của Thomas Wolfe (người
Mỹ) - “Hãy nhìn về nhà, hỡi thiên thần” - đều dựa trên ý một nhà văn Anh
thế kỷ XVII là John Milton trong thiên sử thi “Thiên đường đã mất” và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.