không biết họ đang trả thù ai. Họ tự giết mình: hành động đó không phá hủy
được sự sống, không phá hủy được sự hiện hữu.
Thế nên trải nghiệm đó của bạn không phải là khát vọng tự vẫn. Nó
chỉ gần giống tự vẫn thôi, nhưng ở một mức độ rất khác và từ một bình diện
rất khác. Khi bạn thư giãn, không bị áp lực, khi không có ham muốn, khi
tâm trí tĩnh lặng như mặt hồ không gợn sóng, một cảm giác từ sâu thẳm
trong bạn trỗi dậy rồi tắt lịm đi trong khoảnh khắc ấy, đó là bởi vì cuộc sống
chưa bao giờ dem lại cho bạn điều gì tốt đẹp hơn thế. Bạn đã có những phút
giây hạnh phúc, thư thái, nhưng điều này vượt xa hạnh phúc và thư thái; nó
là sự sung sướng thuần khiết.
Thật khó mà quay lại khi đã đến được đó. Người ta luôn muốn đi sâu
nữa, và họ sẽ thấy càng đi sâu nghĩa là họ càng tan chảy. Bạn gần như tan
chảy trong sự thư giãn, trong tĩnh lặng, trong niềm an lạc không còn chút gì
thèm khát. Gần như mọi tính cách của bạn cũng đều tan biến, chỉ còn một
sợi chỉ mỏng manh của cái tôi là còn đang treo lơ lửng. Và bạn những muốn
bật nhảy ra khỏi cái vòng bản ngã ấy, bởi lẽ sự thư thái dù là còn trong cái
tôi vẫn đem lại cho bạn cảm giác tri ân, bạn không thể tưởng tượng nổi sẽ
như thế nào nếu mọi thứ đều hòa tan, và bạn có thể nói: “Kông có tôi mà
chỉ có sự hiện hữu”.
Đó không phải là bản năng tự vẫn. Về cơ bản đó là sự giải thoát tâm
linh: giải thoát khỏi bản ngã, khỏi ham muốn, thậm chí là ham muốn sống.
Đó là sự giải thoát toàn diện, tự do hoàn toàn.
Thế nhưng trong tình huống này chắc chắn ai cũng đặt ra câu hỏi như
vậy. Câu hỏi đó đặt ra không phải từ trí khôn của bạn. Bạn đang cố tìm cớ
biện minh cho việc mình không tan chảy, không hòa tan vào vô tận. Lập tức
lý trí đem đến cho bạn ý tưởng rằng đó chính là sự tự sát: “Đừng tự sát. Tự
sát là tội lỗi. Hãy quay lại!”. Và bạn bắt đầu quay lại. Mà quay lại có nghĩa
là bạn lại trở về với căng thẳng, với lo toan, với ham muốn. Về lại với tấn bi
kịch của đời mình…