Dầu sao chăng nữa, những dạng này vẫn tồn tại và không thể thay đổi, người ta
có thể hỏi ta làm thế nào để thực thi các chính sách nhìn nhận và thích ứng với
những sự méo mó không thể tránh khỏi ấy. Đó chính là học thuyết về điều kiện
tốt nhất thứ hai.
Đặt vào trường hợp khác, học thuyết về điều kiện tốt nhất thứ hai hỏi: ?Nếu ta
không thể làm được điều tốt nhất vì lý do nào đó, thì trong tình trạng không
hoàn hảo không thể sửa chữa được, chúng ta có thể làm tốt đến mức nào??
Mặc dù vậy, theo cách khác (E. Silberberg, Cấu trúc của Kinh tế học, xuất bản
lần thứ 2, trang 593). "Bởi thế nên, nói chung, không thể tranh cãi rằng nếu có
sự méo mó nào đó, tức là
bị loại khỏi nền kinh tế, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển gần hơn tới
ranh giới Pareto nếu xuất hiện những méo mó sai lệch khác."
Nếu có một thị trưòng quan trọng nào đó không tồn tại sự cạnh tranh hoàn hảo,
khi đó không thể xảy ra chuyện có thể đạt được những kết quả tốt nhất do tất cả
các thị trường khác có sự cạnh tranh hoàn hảo, nhưng vẫn còn hơn kết quả có
được từ một thị trường không hoàn hảo duy nhất.
Ngắn gọn hơn, tốt hơn hết là có hai thị trường không hoàn hảo còn hơn là chỉ có
một thị trường không hoàn hảo duy nhất.
Toàn bộ ý tưởng quay lại với mối quan hệ về hiệu suất Pareto, mối quan hệ này
chỉ ra rằng tỷ lệ thay thế biên phải bằng tỷ lệ chuyển đổi biên.
Nếu có sự sai lệch nào đó dẫn tới kết quả là sự khác nhau giữa giá và chi phí
biên, khi đó mối quan hệ này sẽ bị xâm phạm theo một cách nào đó.