THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - Trang 4

Tự ngôn

Bắt đầu viết cuốn sách này thì là nhớ. Viết đến câu chót bài “Tháng chín”
thì là thương. Thương không biết bao nhiêu, nhớ không biết ngần nào
người bạn chiếu chăn Nguyễn Thị Quỳ.

Thành mến tặng Quỳ cuốn sách này để thay mấy lời ai điếu.

Thoạt đầu ai cũng tưởng chẳng làm sao. Cùng là đất nước, đi đâu mà chả
thế? Từ Bắc vào Trung, đâu đâu lại không có những con mắt nhìn vào
những con mắt mà như gói ghém cả một trời thương; từ Trung vào Nam,
chỗ nào mà lại chẳng có những miệng cười, không nói ra lời mà hàm súc
biết bao duyên thắm?
Vậy mà không; lòng người xa nhà y như thể là khúc gỗ bị mối ăn, mục nát
từ lúc nào không biết. Trông bề ngoài thì không có gì khác lạ, nhưng cầm
một cánh hoa khẽ đạp vào thử mà xem: tiếng gỗ kêu nghe mệt mỏi, u buồn,
mà nếu gõ mạnh thêm chút nữa, ta sẽ thấy gỗ vỡ tan, để lộ ra tảng mục lỗ
chỗ như tổ ong, tiết ra một thứ bụi vàng hanh hao, nhạt nhẽo.
Con tim của người khách tương tư cố lý cũng đau ốm y như là gỗ mục.
Sài Gòn, Phú Lâm, Bình Lợi, Chợ Lớn, Lồ Ồ... vui quá, cứ uống rượu
mạnh thế này, nghe con hát đàn vừa múa vũ vừa ca, lại cặp kè với con gái
hơ hớ như trăng mới mọc thế này, thì sao lại có thể rầu rĩ được? Ấy vậy mà
một buổi chiều trở gió kia, ngồi cúi xuống lòng để hỏi chuyện tim mình, ta
cảm như có hàng vạn con mọt nhỏ li ti vừa rung cánh o o vừa đục khoét
con tim bệnh tật. Và tự nhiên ta có cảm giác rằng thân thể ta, không biết từ
lúc nào, đã bị mối "xông" và đang đi đến một chỗ một ruỗng, rã rời tan nát.
Một nỗi buồn se sắt xâmchiếm đầu óc ta. Buồn thì ngâm thơ :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.