THỦY HỬ - Trang 1170

Mới hay:
Nước non bỡ ngỡ một mình,
Anh hùng trong lúc vô tình hơn ai?,
Bây giờ hồ thẳm vực khơi
Tiếng oan họa có kêu trời cũng xa
Đem thân liều với phong ba
Thân tàn dù thác gan già chửa thay
Sóng lần sóng vỗ từ đây
Cho thiên hạ biết mặt này mới ngoan

Lời bàn của Thánh Thán
Ngô Dụng đi đoán thẻ, dùng Lý Quỳ đi theo, đó chỉ tạm mượn cái hình xấu của Lý
Quỳ, chứ chưa dùng hết cái tài của Lý Quỳ vậy, chợt mượn cái xấu thì không thể
chả tả ra lấy một hai chuyện mà chưa đụng đến tài thì đâu có tả ra. Đó chẳng qua
lấy phụ bút chép tới, chứ chưa từng đem chính bút tả ra, cho nên sau khi vào thành
là đoạn chính bút, chính bút thì tả chuyện Lư Viên Ngoại chưa rồi, còn rảnh đâu lại
tả thêm Lý Quỳ được nữa. Nếu như trước khi chưa vào thành, tả ra làm phụ bút,
phụ bút cũng không thể, tiếc đến một vài lời mà tả lấy một hai chuyện, cho ra bản
sắc Thiết Ngưu để làm cho náo động, nảy ra Viên Ngoại đón mời.
Trung gian tả Tiểu Nhi tự nhạo Lý Quỳ, Viên Ngoại tự kinh với Thiên Khẩu (Ngô
Dụng) người đời lớn nhỏ thấy cách quãng nhau, khiến ta luống ngậm ngùi than
thở? Hỡi ôi? Cùng đọc sách thánh hiền mà có kẻ để cầu phú quý; Có kẻ lại sùng
đức nghiệp; Cùng theo trong cửa Thánh hiền mà hoặc để khoe danh lợi, hoặc để
học hỏi thấu đáo thì với chuyện trẻ con kia, có lạ gì đâu?
Trong bản truyện tả Lư Viên Ngoại, bỗng đâu lại tả ra hai đoạn văn ngắn, nói về Lý
Cố, Yến Thanh, truyện của Lý thì rất ân số, truyện của Yến thì rất phong lưu, ngờ
đâu với kẻ chịu ơn, chả những không báo, còn phản lại cắn chủ; Mà kẻ phong lưu
lại giốc trung trinh, liều chết không lầm vậy sau mới biết người xưa than thở; Loài
lang thói dữ, nuôi chỉ hại thôi, mới hay ơn cũng không dễ bàn ra mà lấy mặt chọn
người, đến nỗi như ngươi Tử Vũ mà xét người cũng không thể coi thường, nên Tỳ
Quan chéo sử có răn có khuyên, ở hồi này làm cực vậy.
Lý Cố làm ra con người Lý Cố; Yến Thanh làm ra con người Yến Thanh, Cổ Thị
làm ra con người Cổ Thị, đều ở hồi sau, chưa tả ra đây, nhưng độc giả đầu lòng
đáy mắt, đã sớm đo lường tính tình hành động của ba người ấy được. Vì mới chép
ra một chút, song dụng ý hở ra rồi chép ra một chút vì chưa hết đầu đuôi, đã hở ra
rồi, vì tính đã bày ra xấu tốt cũng ý kinh Xuân Thu, dự luận thế nào, đều dùng phép
hở ra một chút.
Tả Viên Ngoại sau khi gặp Ngô Dụng cũng viết chữ ra với cái giọng ngông nghênh,
cờ lụa trắng, với chão dây thừng, chính là một mãnh hùng tâm, toàn thân nghề võ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.