Lời bàn của Thánh Thán
Đánh hai huyện Đông Bình, Đông Xương, vốn là một chuyện cuối sách, lời văn rất
sâu xa và việc lại kín đáo, độc giả cần nên xét tới, tại sao vậy? Vì chủ Lương Sơn
Bạc, vốn cơ nghiệp của Tiều Cái, Sử Văn Cung là kẻ thù của Tiều Cái, lời di lệnh
của Tiều Cái rằng: Ai bắt sống Sử Văn Cung thì làm chủ ở Lương Sơn Bạc, theo
lệnh mà báo thù cho Tiều Cái, nố nghiệp Tiều Cái, mũi tên thề còn kia, rõ ràng
chưa quên thì Tống Giang không có thể tranh cùng Lư Tuấn Nghĩa, rất rõ như vậy.
Thế mà Tống Giang lại vẫn cố tranh cho được, tại sao bảo rằng Tống Giang cố
tranh cho bằng được? Vì bỏ lệnh Tiều Cái lại bày mưu thi đua mượn lương để đánh
hai Phủ Đông Bình, Đông Xương thì Lư Tuấn Nghĩa lại không thể cùng tranh lại
với Tống Giang, rõ rệt như vậy.
Hoặc nói rằng: Hai thành kia thì thành nào dễ phá, thành nào khó phá, Tống Giang
có tự chọn đâu mà việc thắng với chẳng thắng, Tống Giang cũng chưa hề chắc
được, sao biết được rằng, Tống Giang chóng thắng mà Lư Viên Ngoại khó xong,
hai người kia mà không đánh nổi cả thì không nói làm gì, nếu hai bên đều thắng
như nhau thì ngôi chủ Lương Sơn, lại chưa định vậy, nay nhà thầy nói Lư Tuấn
Nghĩa không thể tranh được Tống Giang là nghĩa làm sao?
Hỡi ôi: Nghe đàn mà xét tiếng, đọc sách nên hiểu sự ra há rằng khó đâu? Há phải
khó đâu? Hãy xem ở chỗ điều binh khiển tướng mà cho hai người Ngô Dụng, Công
Tôn Thắng làm bộ hạ của Lư, ai chẳng cho rằng có hai vị Quân Sư tả hữu thì việc
chóng thành, khi việc chóng thành thì kịp tới nơi sơn chủ, ngõ hầu chẳng phụ lòng
của Tiều Thiên Vương, thực là thịnh tâm lắm vậy; Song ta cho rằng Tôn, Ngô tuy ở
dưới trướng họ Lư, thế mà không phải ở dưới trướng họ Lư đâu, vẫn là dưới trướng
họ Tống, mặc dầu không ở dưới trướng họ Tống lúc này.
Vì rằng Tôn, Ngô tuy ở dưới trướng họ Lư, song không chịu thi hành kế hoạch mà
cách xa họ Tống, khi thấy đưa thư đến hỏi thì vội vàng phi ngựa để bày mưu, không
tiếc sức gì cũng chẳng khác chi ở dưới trướng Tống Giang bấy lâu vậy. Hãy xét khi
bỏ Lương Nhữ Địch ở dưới nước, đó chẳng phải là mưu của người đấy ư? Khi Tống
Giang chưa tới thì không bày mưu, khi Tống Giang tới, mới đua nhau giở thuật ra
là ý làm sao? Thấy vì Tống Giang rõ quá? Aáy may mà không đành nổi Mộc Vũ
Tiến, nếu lại đánh được ngay Một Vũ Tiễn thì Ngô, Tôn tất phải làm dùng dắng, đợi
Tống Giang tới mới quyết định, đánh xong thành, cứ thế thì họ Tống phải xong việc
mà họ Lư vẫn khó xong việc, cho nên ta bảo Lư Tuấn Nghĩa không thể nào tranh
được nổi Tống Giang, rõ rệt như thế, mới hay một hồi tả lại đánh Đông Bình, Đông
Xương, lời văn sâu, chép duyệt kín, độc giả cần phải xét ra. Sách này nhiều chỗ
muốn phạm đề nhau, như Giải Trân vượt ngục, lại đến Sử Tiến vượt ngục, cùng có
Cố Đại Tẩu giúp nên đấy như cùng một đề tài, chợt đâu lại hẹn lấy hai chữ Nguyệt
Tận làm khác đi, vậy sao mới rõ trong sự giống nhau lại khác nhai xa, diễn ra nhiều
văn tự khác, nếu kẽ vô tài thì không thể nào xếp đặt được đến thế mà tả ra vậy.