THỦY HỬ - Trang 22

Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Xuất thân là
nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước. Cha ông là Trần Khải Thụy đậu cử nhân
khoa thi Hương tại Nam Định năm Canh Tý (1900). Năm lên 6 tuổi, ông bắt đầu
học chữ Hán với cha. Và mẹ ông cũng là người thuộc nhiều ca dao, thi phú, lại hết
lòng dạy dỗ con, vì vậy mới 12 tuổi, ông đã biết làm đủ các thể thi bằng chữ Hán.

Năm Giáp Dần (1914), cha ông lâm bệnh mất tại nơi nhiệm sở. Khi ấy, Trần Tuấn
Khải vừa đúng 19 tuổi và cũng vừa lấy vợ được 1 năm. Qua năm 1919, ông trở lại
làng Quang Xá dạy học, được ít tháng ông lại xuôi ngược khắp miền Bắc rồi đưa vợ
ra Hà Nội. Nhưng ít lâu sau, thấy chồng ghét cảnh náo nhiệt, bà Khải bán nhà đến
mua một trang trại ở ấp Thái Hà, ven đô Hà Nội.

Năm 1921, ông xuất bản tập thơ thứ nhất Duyên nợ phù sinh I, được giới văn học
đương thời lưu tâm. Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai Hóa
tại Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác.

Đến khi ông cho xuất bản Bút quan hoài I, gồm nhiều bài bi tráng và được nhiều
người hoan nghinh; Pháp ra lệnh cấm lưu hành và tàng trữ tập thơ đó (1927)

Trần Tuấn Khải mấy lần định xuất dương mà không thành (1915 -1916: dự định qua
Đông Hưng (Trung quốc), 1927: dự tính sang Pháp). Pháp dò la biết ông có ý định
trên, đồng thời có đến liên hệ các nhà cách mạng, như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc
Kháng
ở Huế; những nhà hoạt động lưu vong như Đào Trinh Nhất, Hoàng Tích
Chu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Trường Tam,
v. v. ở Sài Gòn nên lùng bắt ông. Nhờ có
người hay tin vội đưa ông ẩn trốn trong hang động Huyền Không trong dãy Ngũ
Hành Sơn (Quảng Nam)

Năm 1932, tác phẩm “Chơi xuân năm Nhâm Thân” được xuất bản, nhưng ngay sau
đó bị Pháp ra lệnh tịch thu, khám nhà rồi bắt giam Trần Tuấn Khải và chủ nhà sách
Nam Ký. Ông bị giam hơn 2 tháng rồi bị kêu án 2 tháng tù treo về tội viết sách "phá
rối trị an, xúi dân nổi loạn". Trong nhà giam Hoả Lò, Trần Tuấn Khải gặp được

Nghiêm Toản và nhiều nhà tri thức có tâm huyết

11

.

Ra tù, vợ chết, con nhỏ chết. Chôn cất vợ con xong, ông trở về Thái Hà, lại bắt viết
bài cho các báo. Năm 1938, ông cưới người vợ thứ họ Nguyễn.

Năm 1954 ông vào Nam làm việc tại Thư viện quốc gia, Viện khảo cổ, chuyên viên
Hán học tại Nha văn hóa và các báo Đuốc Nhà Nam, Văn hóa nguyệt san, Tin văn,
v. v.

Năm 1966, ông cùng một số trí thức tiến bộ kí tên yêu cầu chính quyền Việt Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.