Cộng hòa trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam nhằm
vãn hồi hòa bình, nên bị buộc nghỉ việc
. Sau đó, ông là chủ tịch danh dự lực lượng
bảo vệ văn hoá dân tộc năm 1966 – 1967
.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá
Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).
Tác phẩm
Duyên nợ phù sinh I (1921), Duyên nợ phù sinh II (1922), Bút quan hoài I và Hồn
tự lập I (1924), Bút quan hoài II và Hồn tự lập II (1927), Với sơn hà I (1936), Với
sơn hà II (1949), Hậu anh Khóa (1975).
Tiểu thuyết: Gương bể dâu I (1922), Hồn hoa (1925), Thiên thai lão hiệp (1935-
1936).
Kịch: Mảnh gương đời (1925)
Dịch thuật: Thủy Hử (1925), Hồng Lâu Mộng và Đông Chu liệt quốc (1934), v. v.
Thành tựu nghệ thuật
Tự điển văn học có nhận xét như sau:
Văn xuôi của Trần Tuấn Khải tựu trung vẫn là lối văn cổ, từ hình thức đến nội dung
đều có phần lạc hậu, chưa theo kịp đà phát triển của văn xuôi lúc bấy giờ. Thơ ca
mới là phần chính trong sự nghiệp sáng tác của Trần Tuấn Khải và cũng là phần
ông đạt được một số thành công nhất định.
Thơ Trần Tuấn Khải thường nói đến tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình làng nghĩa
nước, nghĩa dồng chủng, đồng bào, lòng thủ chung, nhân ái…; đó là nếp sống là
đạo đức truyền thống của dân tộc.
Và thơ ông đều có ngụ ý nhắc nhủ về non sông, đất nước. Đất là cái nhìn ưu thời
mẫn thế của tác giả, đồng thời đấy cũng chính là tình cảm phổ biến của nhiều
người lúc bấy giờ: thiết tha với độc lập dân tộc. Chính vì thế mà thơ ca của ông
được quần chúng yêu thích.
Các bài như “Gánh nước đêm”, "Tiễn chân anh Khóa", "Mong anh Khóa", "Gửi
thư cho anh Khóa", trong một thời gian dài đã được truyền tụng rộng rãi.