- Không hề chi ngài dẫu không giết được người, nhưng đã có gánh lụa đây cũng có
thể thay vào được.
- Nếu thế thì ngươi gánh về trại trước, để ta đứng đây đợi lúc nữa xem sao?
Tiểu lâu la vâng lời, gánh gánh lụa đi về trại trước. Chợt đâu lại có một người to lớn
vác một thanh đao ở đâu lù lù đến, Lâm Xung đã mừng thầm trong bụng: "Chắc là
trời giúp cho ta phen này hẳn?" Vừa nghĩ vậy thì người kia cầm thanh đao đi đến,
quát lên như sấm vang rằng:
- Đồ ăn cướp kia, muốn sống thì đem trả hành lý của ta. Chính ta đương muốn bắt
chúng bây, nay chúng bây lại còn muốn nhổ râu hùm nữa sao?
Nói đoạn giơ đao nhảy sấn vào mà đánh Lâm Xung, mới hay:
Già gan mới biết gan già,
Giang hồ vùng vẫy ai mà kém ai?
Tuốt gươm đứng dậy hỏi trời:
Nam nhi này chịu thua thời được sao
Không gan ai gọi anh hào,
Không lên, ai biết non cao mấy trùng
Dấn thân trong đám bụi hồng
Một liều bảy, tám, chín lung lung ta quyết liều.
Lời bàn của Thánh Thán
Toàn Phong là gió dữ, sức nó quay tròn từ đất nổi lên, mới đầu thì những bụi than
hợp lai, dần dần làm cho đá chạy cát bay, khiến trời đất tối tăm, người vật đều kinh
khiếp, mới gọi là toàn, tức cơn gió Lốc, ý nói gió Lốc vơ những thứ ác dơ bẩn, quét
đi một nơi như thế vậy. Bến nước có một số người cũng từ Lâm Xung tới vậy. Mà
việc Lâm Xung về Bến Nước thì ra sức của Sài Tiến làm nên. Xét tên của Sài Tiến
gọi là Toàn Phong thì thấy lời kia dữ lắm, thế mà lại cho làm Tiểu (Toàn Phong) là
sao? Ví Sài Tiến đối với đám người Bến Nước cũng ví như một cánh bèo rồi đến Lý
Quỳ cũng vào Bến Nước, khiến trên dưới phân ngôi làm cho nhật nguyệt đôi vầng
không sáng láng, cho nên lấy làm dữ dội những cơn gió mà gọi là Hắc Toàn Phong
(tên Lý Quỳ) nay một kẻ kia là Hắc thì Sài Tiến lại là Tiểu vậy, mới gọi Sài Tiến làm
Tiểu Toàn Phong.
Hồi này một nửa về trước, chỉ bình thường không lạ, song chép việc cũng đơn giản
đủ ý, đến nửa hồi sau, tả Lâm võ sư uống rượu trong hàng nét bút như quỷ lạ, tự
đầu muốn lại vồ người, dẫu ngồi trong lầu gác đọc qua cũng không thể chẳng vỗ
bàn mà kêu khóc vậy. Tiếp tay tả Vương Luân ghen ghét, đó cũng là thói quen của
lũ ấy, chẳng nói làm chi, chỉ duy chỗ ba ngày sang sông, mỗi ngày một tả khác, văn
bút như vậy cũng thấy ly kỳ! Rất kỳ là ngày thứ nhất không thấy bóng người qua;
Ngày thứ nhì có đám 300 người qua làm không đám động tay; Ngày thứ ba sao thấy
một người, lại bị chạy mất, phải đợi đến lần thứ hai, mới nảy ra một tay đại hán,
đều là những đoạn văn kỳ ảo đặc biệt, không thể bỏ qua. Trong văn có từng chỗ tả