Trong cuốn "The importance of Living" của Lâm Ngữ Đường có nhắc lại về 33 lúc
khoái của Kim Thánh Thán, đây cũng là bài tản văn nổi tiếng suốt kim cổ của Trung
Quốc, được ghi chung trong bài phê bình tuồng Tây Sương Ký.
33 đoạn văn nhỏ này cho thấy triết lý sống duy khoái của Kim Thánh Thán. Ông
khám phá cho chúng ta thấy rằng trong cuộc sống này có thể tìm thấy những lúc
khoái qua những chuyện thật đơn giản. Tác giả kể rằng nhân lúc ngồi buồn trong
một ngôi miếu cổ cùng một người bạn, nhìn mưa rơi liên miên bên ngoài mà nhớ lại
những phút vui trong đời sống, gom lại thành "33 lúc khoái". Trích vài đoạn:
Thứ 1: Tháng bảy mùa hè, mặt trời ngừng ở giữa trời, không có gió mà cũng không
có mây, sân trước sân sau hực lên như lò lửa, không một con chim nào bay lại. Mồ
hôi đổ khắp mình, chảy như suối. Cơm dọn sẵn trước mặt mà ăn không được. Bảo
trải chiếu để nằm trên đất, nhưng chiếu ướt nhẹp, ruồi bay lại đậu ở cổ ở mũi, đuổi
không đi. Đương lúc không biết làm sao thì bỗng mây đen kéo tới, sấm nổ vang như
trăm vạn tiếng trống tiếng kèn của đạo quân. Mái nhà nước xối như thác. Mồ hôi
ngưng chảy, đất sạch như quét, ruồi bay đi hết, ăn cơm được. Vậy chẳng khoái lắm
sao?
Thứ 4: Lúc rảnh rỗi không biết làm gì, sắp đặt lại đồ vật trong một cái rương cũ,
bỗng thấy hằng chục hằng trăm văn khế cũ mới của những người thiếu nợ. Người
còn sống, kẻ đã chết, nhưng toàn là vô hy vọng đòi lại được tiền. Không cho ai hay,
tôi gom lại, châm lửa đốt hết, ngẩng lên nhìn trời cao không gợn một đám mây. Vậy
chẳng khoái lắm sao?
Thứ 10: Mở cửa sổ cho con ong bay ra. Vậy chẳng khoái lắm sao?
Thứ 11: Thấy chiếc diều đứt dây. Vậy chẳng khoái lắm sao?
Tác phẩm
Kim Thánh Thán có sáng tác thơ, văn, hợp lại thành Thánh Thán Toàn Tập. Nhờ
những bài văn bạch thoại có giá trị suốt kim cổ, ông được tôn xưng là "Vua của văn
bạch thoại Trung Quốc".
Ông còn là người hiệu đính sách tài giỏi, những cuốn Tây Sương Ký, Thủy Hử được
ông hiệu đính lại và tự ý cắt bỏ những đoạn không có giá trị (Thủy Hử bị ông cắt hết
30 phần sau, kể từ đoạn các hảo hán Lương Sơn Bạc quy phục triều đình), được
người đời tôn xưng.
Nhưng thịnh hành nhất của ông có lẽ là những bài bình giảng. Những sách Tây
Sương Ký, Thủy Hử. khi in ra thường thêm phần bình giảng của ông, gọi là Thánh