HOÀNG ĐẾ
Vua Võ Đức làm vua 17 năm, thiên hạ thái bình rồi truyền cho Ngự Đệ là Thái Tôn.
Thái Tôn Hoàng Đế, ở ngôi 22 năm, truyền ngôi cho Chân Tôn Hoàng Đế rồi Chân
Tôn Hoàng Đế lại truyền cho Nhân Tôn. Nhân Tôn Hoàng Đế nguyên là Xích Cước
Đại Tiên trên thượng giới. (Lại hé chút ánh sáng cho Thiên Cương và Địa Sát sau
này). Khi mới giáng sinh, đêm ngày chỉ khóc, không ngừng, triều đình phải yết
bảng đi các nơi, tìm thầy chạy chữa. Cảm động tới Thiên Đình, sau Thái Bạch Kim
Tinh xuống hạ giới hóa ra một ông già, đến nơi dán biển, tự nói là có thể chữa được
bệnh khóc của Hoàng Thái Tử? Viên quan yết bảng đưa vào trong triều yết kiến
Chân Tôn Thiên Tử. Thiên Tử liền truyền cho ông già vào trong cung xem bệnh
cho Thái Tử, ông già đi thẳng vào cung, ẵm ngay Thái Tử lên tay, ghé vào tai nói ra
8 chữ thì Thái Tử bỗng nín bặt ngay (chuyện lạ, văn lạ). Lão già đó cũng không nói
tên họ là chi rồi hóa một trận gió mà biến đi mất. Người ta nhận thấy ông già nói 8
chữ bên tai Thái Tử là: "Văn có Văn Khúc, Võ có Võ Khúc", rõ ràng cho biết là
Thượng Đế sai hai vị tinh thần trong cung Tử Vi để giúp cho Thiên Tử bấy giờ. Văn
Khúc Tinh Quân tức là Nam Nha Khai Phong Phủ Chủ Long Đồ Các, Đại Học Sĩ
Bao Chửng mà Võ Khúc tức là Chinh Tây Hạ Quốc, Đại Nguyên Soái Địch Thanh.
Hai vị hiền thần nói trên, giúp Hoàng Đế ở ngôi 24 năm, đổi niên hiệu 9 lần từ
Thiên Thánh nguyên niên là năm Quí Hợi lên ngôi vua đến năm Thiên Thánh thứ 9,
thiên hạ thái bình, ngũ cốc phong đăng, nhân dân yên vui, đi đường không ai nhặt
của đánh rơi, suốt đêm không nhà nào phải đóng cửa, trong chín năm đó gọi là Nhất
Đăng.
Từ Minh Đạo nguyên niên đến Hoàng Cực thứ ba, trong chín năm dân cũng phong
phú, gọi là Nhị Đăng.
Từ năm Hoàng Hựu thứ tư đến năm Gia Hựu thứ hai, trong chín năm lúa thóc cũng
được mùa to, gọi là Tam Đăng.
Tiếng luôn trong khoảng 3 lần 9 là 27 năm ấy, gọi là đời "Tam Đăng" (9 năm 1
Đăng, lại 9 năm 2 Đăng, lại 9 năm 3 Đăng. Tiếp luôn 3 lần 9, 27 năm, gọi lại cái đời
Tam Đăng, ý bút đều theo ở hai tiên sinh Khang Tiết và Hy Di viết ra). Lúc đó trăm
họ đều nhận được những sự khoái lạc không phải là ít. Nhưng ai ngờ lạc cực sinh ai,
nên đến mùa xuân năm Gia Hựu thứ 3, bỗng không xảy ôn dịch thịnh hành, khắp từ
Giang Nam, thẳng đến hai kinh, nhân dân không một nơi nào là không mắc chứng
đó. Các châu các quận sở tấu lên Thiên Tử chẳng khác gì bướm bay. Ngay đến
trong thành Đông Kinh, từ quân đến dân chết có tới quá nửa. Chủ Phủ Khai Phong
là Bao Đãi Chế đã phải thân hành cùng các cơ cục cứu tế xuất tiền mua thuốc để
cứu chữa cho dân. Nhưng rút cục không cản nổi ôn dịch càng ngày càng thịnh hành
lên. Văn võ trăm quan thương nghị với nhau, đều đến viện "Đãi lậu" tụ họp đợi
sáng để tâu cùng Thiên Tử.
Ngày hôm ấy là mồn 3 tháng 3 năm Gia Hựu thứ 8, (họp thành số 9, Dương cực tới
nơi tận cùng của số 9. Theo nghĩa kinh Dịch: Cùng thì phải biến mà biến ra pho