Tưởng Môn Thần kêu lên rằng:
- Hảo hán tha cho tôi, dẫu đến trăm việc tôi cũng xin theo, huống chi là ba việc.
Võ Tòng bèn lấy chân dậm lên trên bụng Tưởng Môn Thần mà nói ra ba việc cho
nghe. Mới hay là:
Giang hồ say tỉnh tỉnh say,
Ngang trời dọc đất thân này xem không,
Bấy lâu xuôi ngược bềnh bồng,
Biết nhau chăng có non sông với mình,
Tuồng gì là giống hôi tanh,
Thế gian thêm để bất bình riêng ai,
Trăm năm cõi tục còn dài,
Nam nhi xin chớ phụ lời bồng tang!
Lời bàn của Thánh Thán
Xét đến viết Sử, việc của quốc gia mà người cầm bút, việc của văn sĩ, chép việc
quốc gia, phải đâu chỉ theo lối tự sự có sao nói thế mà thôi, còn ngòi bút phả vẫy
vùng ngang dọc làm sao cho tỏ những ý nghĩa uống ẩm của từng chuyện người
trong Sử, như thế mới gọi là kỳ văn! Như Sử Ký Tư Mã Thiên đã soạn, Tư Mã Thiên
chép chuyện Bá Di thì đâu phải chỉ ở Bá Di, chép chuyện du thủ du thực thì phải
đâu ở du thủ thực; Đến như chép chuyện của Hán Võ, chỉ là chuyện của Hán Võ mà
chẳng phải chí như chí của Hán Võ. Có ghét gì những chí ấy, như kiểu tuyên truyền
hay chê bai chỉ là văn chương mà thôi vậy. Mã Thiên chép ra là văn của Mã Thiên,
Mã Thiên trong bút chép ra để mà tự sự thì có tài liệu của văn Mã Thiên, vì chép ra
những việc lớn của đời, như triều nghị nghiêm trang, lễ nhạc long trọng, chiến trận
ngu cấp, tế lễ thận trọng, mưu kế phiền toái, hình ngục khiếp thương. Phải cung tài
liệu cho kỳ văn tuyệt thế mà quân tướng chẳng đến hỏi đến, vì rằng làm ra mọi là
quyền quân tướng, chẳng phải thư sinh được dự bàn mà chép ra sử sách, là quyền
văn sĩ, dù quân tướng ngôi cao mà đâu có thể cấm đoán! Có gì đâu quân tướng có
thể làm ra những việc dở thay, nhưng không thể làm ra những việc ấy còn mãi với
đời, có thể làm cho việc của quân tướng được mãi với đời, cho đến trăm ngàn muôn
đời, hãy còn ca ngợi kính yêu thì phải nhờ đến công của kỳ văn tuyệt bát mà việc
của quân tướng, khác nào vuốt theo đuôi ngựa mà thấy rõ ra.
Thế cho nên Mã Thiên làm văn, ta thấy rằng việc to thô quá thì thu vén lại, thấy
rằng việc nhỏ nhen quá thì phô phang ra. Hoặc thấy rằng việc còn thiếu sót thì phụ
thêm vào, trái lại việc đầy đủ thừa ra thì bỏ bớt đi, đó là kể vì văn, đâu phải kế vì
việc, nếu khiến văn của ta trở nên một kỳ văn tuyệt thế thì ta phải truyền cho việc,
nên muốn chỉ truyền lại công việc, lại khiến cho đầy đủ không mất đi thì ta làm văn
phải thế nào, đã trở nên kỳ văn tuyệt thế, nếu không đem văn chương của chúng ta
ra truyền thì làm sao mà truyền nổi chuyện hãy còn mãi mãi? Đức Khổng Tử chả