tay sai bị giết, trong tàu ngựa tắt đèn? Hỡi ơi! Dao sắc đã mang đi cửa trước, nào
ngờ dao sắc khác đưa đến cửa sau, lại theo họ Võ bấy giờ nghĩ lại lúc mài dao, chỉ
sợ rằng đầu thử trước! Nào ngờ đêm ấy mười chín mạng người, đã đem đầu thử
trước! Hỡi ơi! Há nói chơi đâu! Xét ra thì lúc mua dao, để lại đeo dao, đeo dao lâu
ngày chưa giết một ai, chẳng thà đừng mua dao nữa mà lại càng không nên đeo, dù
là sẵn có, tự khi mua dao, để lại đeo dao, đeo dao lâu ngày, đêm nay giết thử một
ngày, muốn giết chưa xong, lại lật lại tự mình chịu giết mà bị đến mười chín mạng
người, thế mua dao để tự sát mới mua dao; Đeo dao cũng để tự sát mới đeo dao,
chả còn lạ nữa! Hới ôi! Tai vạ nấp sẵn, bí ẩn khôn hay, đến lúc đưa lại, nhanh
không thể trốn, từ xưa tới nay, thường thường như thế cả, sao người đời còn say
chưa tỉnh, không đọc đến đoạn văn này của Thủy Hử chăng? Đoạn văn này rất
khéo, chẳng tả Võ Tòng lòng thô tay bạo gặp người là muốn giết ngay, hãy nên coi
tác giả tả từng chi tiết trong ngòi bút tả, nào ngòi bút nhọn, nào phép bút nghiệm,
nào sức bút cứng, nào đường bút tới nơi. Như câu tả người bồi ngựa nghe quen
tiếng, nhận biết Võ Tòng và câu liễu hoàn mắng thầm khách nọ chưa dọn tiệc xong,
phu nhân chợt tự hỏi "Ai". Đó là nhàn bút, mới tả ra hết đủ đầy: Khi giết bồi ngựa,
thổi tắt đèn đi, mở cửa mạch lách vào, kéo cánh cửa lại, giết chết liễu hoàn, tắt đèn
trong bếp, chạy ra trước cửa. Tả những câu đến thế, do ngòi bút sắc; Mới đầu tả
người canh bốn điểm, sau rồi tả bốn canh ba điểm, trước giơ bọc lấy áo của Thi Ân
và tiền sau lại lấy ra dùng giày gai, đó là bút pháp được nghiêm; Lẻn vào cửa sau,
giết kẻ bồi ngựa rồi đánh nhoàng ra cửa sau, giở đến bọc dao, mở cánh cửa mạch,
mấy lần lãnh ra lãnh vào khép cánh, sấn vào trên lầu, giết chết ba tên rồi lại xuống
thang lầu, nhường cho hai người đi lên, rồi trở lên lầu giết nốt rồi trở xuống lầu
giết nốt phu nhân, trở lại dưới bếp lau dao, chạy tới trung đường, đi ra khỏi cửa,
bao nhiêu lần chuyển thân hành động, đó là sức bút cáp lớn lao, một mạch tả gồm
mười một chỗ, tả đèn bốn chỗ tả trăng, đó là lối bút chia ra cách biệt.
Trên lầu Uyên Ương, ta xét biết ra, với nghĩa rằng, việc đắc ý và thất ý khéo đi đôi
không rời khỏi nhau, như đôi chim sống mái liền nhau vậy. Một đoạn văn Võ Tòng
qua núi Ngô Công, ý tứ đối ngầm với việc Lỗ Đạt qua chùa Ngõa Quan, hai đoạn
văn cũng vừa mới được giới đao, chém bọn giả tu hành, giới đao ấy vốn con dao
cảnh cáo.