THỦY HỬ - Trang 635

giờ ông ta sợ nói thực tên ra thì vỡ chuyện, nên phải nói dối là Trương Tam.
Hoàng Tín nghe nói đập chân xuống đất mà than rằng:
- Chết nỗi! Nếu bấy giờ tôi biết ông ta là Tống Công Minh thì đã tha ngay rồi, còn
đâu sinh ra lắm sự lôi thôi! Cái đó chẳng qua là nể mặt Lưu Cao, suýt nữa nguy mất
một người nghĩa sĩ.
Đương khi hai người bàn định với nhau, để sắp sửa ra đi thì bỗng thấy có tin báo hai
đường quân mã ở đâu đến đánh trại. Hai người nghe báo, vội vàng cùng nhau lên
ngựa, để ra cửa trại nghinh địch. Mới hay:
Lòng người ai bán mà mua
Xưa nay mấy kẻ lọc lừa nên thân?
Ở đời có oán có ân,
Biết đời phải lựa đồng cân cho đều
Hay chi những thói ngoan điêu
Gây nên thảm họa trăm chiều tại ai?
Một phen khói lửa tung trời
Thành xương vũng máu hỏi đời biết chăng!

Lời bàn của Thánh Thán
Ta thấy người nhà Nguyên diễn kịch, mỗi một tấn trò, chia làm bốn đoạn (màn);
mỗi đoạn chỉ dùng một người ra hát, còn mọi người trong đám bạch trình ra, thừa
tiếp mà tiếp mà khiêu động, điều đó không lạ vì người xưa ở trong lòng tự có một
thiên văn tự tuyệt diệu rồi, đã được thành văn, có ý tứ, có khởi ra kết lại, có gọi đến
thưa ngay, có mở ra lại đóng lại đóng vào, nếu không chỗ dựa thì bỗng dưng không
thể thể tả ra? Cho nên nhà văn phải mượn vào chuyện xưa sống chết hợp tan, theo
đề làm văn, ý muốn cho đời sau biết đến văn chương của mình mà thôi! Xưa kia
chẳng đem việc cũ tả ra văn cho ta biết đến, từ khi phép kịch mất đi mà việc một
hồi, có tới hơn bốn mươi đoạn, lời của một đoạn lại bao nhiêu kẻ cùng xướng lên,
nghe như ếch kêu ra rả, chẳng ra trò gì nữa. Xét việc đời xưa truyền lại đời sau mà
không dùng văn chương sao được, để cho ông già kể lại, măng sữa trẻ con truyền
lẫn nhau rồi bút mực chép ra, không đúng. Cho nên Sử quan học phép viết Sử từ
xưa, đối với một bộ sách phải có ít là dăm hồi, mỗi hồi lại ít nhiều sự nữa, song nếu
một người lập truyện một người, mười người lập truyện mười người theo phép viết
Sử, một sự có liên can nhiều người văn nhân phải có tài liên quán, nên một sự có
mỗ Giáp mỗ Ất, thực sự của mỗ Giáp mỗ Ất không dự, song phải tả ra lại khi tả mỗ
Giáp, ắt không cùng một việc, song tả mỗ Giáp mà liền tới mỗ Ất ít nhiều, và tác
giả yêu đến mỗ Ất mà phải cần tả ra dính líu tới mỗ Giáp. Cho nên nhà văn cầm
bút, thấy quyền rất nặng, chép chuyện mỗ Giáp lại luôn mỗ Ất dính vào, như trong
chuyện Tống Giang, lại tả Võ Tòng, theo lệ liên quán vậy. Chép chuyện mỗ Giáp,
mỗ Ất không dự đến như chép Hoa Vinh chẳng tả Tống Giang, đó là theo lệ vậy.
Hỡi ơi! Một người có việc của một người, một truyện có văn của một truyện, một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.