Tiểu dẫn
Thủy Hử
Thủy Hử hay Thủy Hử truyện (phát âm pinyn=Shuǐhǔ Zhuàn), nghĩa đen là "bờ
nước" là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa,
thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy Hử thường ghi là Thi Nại Am;
cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống
Tuyên Hòa di sự
Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống
triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc
(cũng ghi là Lương Sơn Bạc).
Các dị bản
Theo Lỗ Tấn, có tổng cộng 6 bản Thủy Hử, thuộc hai loại: 70 hồi và trên 70 hồi.
Loại 70 hồi thường chỉ khác nhau chút ít ở hồi cuối cùng - hồi 71, do nhà bình luận
hoặc người đứng ra khắc in thêm vào, nhưng đều ghi rõ tác giả là Thi Nại Am và
đều dừng lại ở thắng lợi của nghĩa quân - Loại trên 70 hồi có nhiều bản, 100 hồi,
115 hồi, 120 hồi, 141 hồi, trong đó 70 hồi đầu giống nhau, những hồi sau khác nhau
về tình tiết câu chuyện nhưng đều nói đến quá trình thất bại của quân Lương Sơn
Bạc.
Một trong những bản Thủy Hử thuộc loại phổ thông nhất là bản có 70 hồi, do Kim
Thánh Thán - một nhà phê bình nổi tiếng đời Thanh soạn lại. Ngoài phần phê bình
văn chương, Thánh Thán đã cắt bỏ đoạn "anh hùng Lương Sơn phân chia ngôi thứ,
phân công trách nhiệm" của nguyên bản 71 hồi mà tạo ra một "giấc mộng kinh
hoàng", của Lư Tuấn Nghĩa, ông này mơ thấy 108 vị anh hùng bị giết sạch và giữa
trời đất xuất hiện 4 chữ "thiên hạ thái bình".
Cốt truyện
Dù có nhiều dị bản nhưng tựu chung, toàn bộ nội dung truyện Thủy Hử bao gồm
hai phần chính: giai đoạn hình thành, tập hợp 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (trong
70 hồi đầu) và quá trình tổn thất, tan rã hoàn toàn của lực lượng này.
Hình thành và phát triển