chỗ khác vài hôm, không biết đâu mà tìm được. Tống Giang nghe nói thì lại hỏi
thăm nhà Trương Thuận thì có người nói, hắn vẫn ở làng xóm ngoài thành, chỉ trừ
khi có thu nhặt tiền nong mới vào thành mà thôi. Tống Giang lại vội vàng quay ra
nẻo bờ sông để tìm Trương Thuận.
Chàng đương một mình vơ vẩn, xem ngắm cảnh vật bên sông, chợt thấy một tòa tửu
lâu ở trước mặt, bên cửa treo một lá cờ viết mấy chữ "Hiệu Chính sông Tầm
Dương" giữa lúc hiên chạm treo một biển để ba chữ "Lầu Tầm Dương" chữ của ông
Tô Đông Pha viết rất lớn. Nghĩ đoạn liền bước tới nơi, thấy hai bên cửa đỏ bên lầu
đều có biển trắng, mỗi bên viết năm chữ: "Lầu lớn trong thiên hạ: Rượu ngon nhất
thế gian!” Tống Giang lên trên gác, chọn một chỗ ngồi, gần phía ngoài sông rồi tựa
hàng lan can, nom ra phong cảnh khen ngợi vô cùng. Một lát tên tửu bảo chạy lên
bảo rằng:
- Quan nhân định đợi ai, hay tiêu khiển một mình?
Tống Giang nói:
- Ta còn đương đợi hai ông khách nữa mà chưa thấy đến. Ngươi hãy lấy một be
rượu và một ít thức nhắm lên đây, đừng lấy cá mới được.
Tửu bảo vâng lời đi xuống gác; một lát mang lên một be rượu Lam Kiều Phong
Nguyệt và lấy các thức rau quả, thịt gà dê bày lên bàn. Tống Giang nom thấy bàn đỏ
đũa đỏ thức ăn sạch sẽ ngon lành thì trong bụng vui mừng mà rằng: "Thế này mới
thực là phong cảnh Giang Châu! Ta tuy bị tội đến đây, song ngắm những sơn thủy
thế này, dẫu đến danh sơn cổ tích xứ mình cũng không sao mà ví được?”
Chàng nghĩ vậy liền rót rượu vui uống một mình mà bất giác say sưa quá độ. Bấy
giờ trong bụng nghĩ rằng: Ta sinh ở đất Sơn Đông lớn lên ở đất Vận Thành làm Lại
xuất thân, kết thúc kể biết bao giang hồ hảo hán. Trong bấy nhiêu lâu tuy chưa lưu
được một cười hư danh, song hiện nay công nghiệp cũng chẳng ăn thua, lại còn bị
tội đày ải đến đây, khiến cho ta bao giờ về được cố hương mà trông thấy phụ huynh
tôn tộc! Nghĩ đến đó thì lấn lòng cố quân tha hương, xúc cảnh hứng hoài, bất giác
trông ngắm giang hồ mà tầm tã đôi hàng lụy nhỏ. Chàng liền nghĩ một bài tức cảnh
"Tây giang nguyệt" rồi gọi tửu bảo mượn bút nghiên để viết.