THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 221

Biểu tượng thứ hai của quyền lực có thể lôi cuốn chúng ta đến sự

đồng thuận máy móc là trang phục. Mặc dù là thứ hữu hình và rõ ràng hơn
danh vị, vẻ ngoài của quyền lực cũng rất dễ bị giả mạo. Từ hồ sơ của các
"nghệ sĩ lừa đảo", cảnh sát quản lý hồ sơ những vụ lừa đảo cho biết, lợi thế
của chúng là khả năng biến đổi nhanh chóng. Theo phong cách "tắc kè
hoa", chúng có thể sử dụng trang phục màu trắng của bac sĩ, màu đen của
thầy tu hoặc màu xanh lá cây của quân đội mà tình thế đòi hỏi để đạt được
hiệu quả cao nhất. Khi đó, đã quá muộn để nạn nhân nhận ra mình đã bị lừa
bởi vẻ ngoài của quyền lực.

Hàng loạt các nghiên cứu của nhà tâm lý học xã hội Leonard

Bickman cho thấy thật khó cưỡng lại yêu cầu của những nhân vật trong
"trang phục" của quyền lực. Bước nghiên cứu cơ bản của Bickman là đề
nghị những người qua đường làm theo một số yêu cầu hơi kỳ quặc (như:
nhặt một chiếc túi đựng giấy tờ đã bị bỏ đi, đứng về phía bên kia chiếc biển
báo xe buýt). Một nửa trường hợp, người yêu cầu – một người đàn ông trẻ –
mặc bộ quần áo bình thường; một nửa trường hợp còn lại anh ta mặc đồng
phục của nhân viên an ninh. Bất kể là yêu cầu gì, rất nhiều người tuân theo
người đưa ra yêu cầu khi anh ta mặc đồng phục của nhân viên an ninh.

Cũng với thí nghiệm như trên nhưng thay đổi đôi chút. Người được

chỉ định chặn khách bộ hành lại rồi chỉ vào một người đàn ông đang đứng
cạnh máy tính tiền và đỗ xe cách đó hơn 15m. Dù mặc thường phục hay
đồng phục an ninh, người yêu cầu chỉ nói một điều với khách bộ hành:
"Anh có nhìn thấy người đàn ông đang đứng cạnh máy tính tiền và đỗ xe ở
đằng kia không? Anh ta đã đổ xe nhưng không có tiền lẻ. Hãy cho anh ta
một xu". Sau đó, người được chỉ định quay lại góc phố đó do vậy trong thời
gian tiến đến chiếc máy tính tiền, người khách bộ hành sẽ không nhìn thấy
người yêu cầu. Tuy vậy, sức mạnh của bộ đồng phục mà người yêu cầu mặc
kéo dài đến tận khi anh ta đã đi xa: Gần như tất cả những người bộ hành
đều làm theo yêu cầu của anh ta khi anh ta mặc đồng phục an ninh. Nhưng
chỉ chưa đến một nửa số người không tuân theo khi anh ta mặc thường
phục. Một điều khá thú vị là sau đó, Bickman nhận thấy sinh viên đại học
có thể đoán khá chính xác số người sẽ thực hiện yêu cầu trong thí nghiệm
khi người yêu cầu mặc quần áo bình thường (50%, trong khi kết quả là
42%). Thế nhưng họ lại đánh giá quá thấp về số người thực hiện yêu cầu
của người mặc đồng phục (63% so với kết quả là 92%).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.