THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 268

mà không bị giới hạn trí óc như những động vật trên, do đó, ta có thể đưa ra
những quyết định đúng đắn. Thực tế, chính ưu thế xử lý thông tin so với các
loài khác để giúp chúng ta trở thành loài thống trị trên hành tinh này.

Tuy vậy, khả năng của chúng ta cũng vẫn có giới hạn. Và để hành

động hiệu quả, đôi khi chúng ta phải chuyển từ phương thức quyết định tốn
nhiều thời gian, phức tạp và chứa đầy đủ thông tin sang kiểu phản ứng máy
móc, nguyên sơ và chỉ dựa vào một khía cạnh đơn lẻ của thông tin cần thiết.
Ví dụ, để quyết định từ chối hay đồng ý trước một yêu cầu, chúng ta thường
chỉ tập trung vào một mẩu thông tin có liên quan. Chúng ta đã khám phá
một số mẩu thông tin đơn lẻ phổ biến nhất mà mình sử dụng để nhanh
chóng đưa ra quyết định làm theo. Đó là những gợi ý phổ biến nhất vì
chúng là những lời chỉ dẫn đáng tin cậy vốn thường cung cấp cho ta những
sự lựa chọn đúng đắn. Đây là lý do tại sao ta áp dụng các yếu tố của nguyên
tắc đáp trả, tính nhất quán, bằng chứng xã hội, thiện cảm, uy quyền và sự
khan hiếm thường xuyên và máy móc đến như vậy khi đưa ra quyết định
làm theo. Tự bản thân mỗi nguyên tắc này cung cấp cho chúng ta những gợi
ý rất đáng tin cậy để ta quyết định tại thời điểm nào nên từ chối hay đồng ý
là tốt nhất.

Chúng ta thường có xu hướng sử dụng những gợi ý này khi không có

đủ sự chú tâm, thời gian, năng lượng hay các kinh nghiệm để thực hiện
phân tích toàn diện tình huống. Khi bị xô đẩy, áp lực không chắc chắn,
trung lập, xao nhãng hay mệt mỏi, chúng ta thường không tập trung vào
toàn bộ các thông tin tồn tại. Khi đưa ra quyết định trong những tình huống
này, chúng ta thường quay lại với hướng tiếp cận chỉ dựa vào một khía cạnh
đơn lẻ của một chứng cứ đáng tin cậy tuy nguyên sơ nhưng rất cần thiết. Tất
cả những điều này dẫn đến một sự tiếp nhận đầy mâu thuẫn: Với bộ phận trí
não phát triển phức tạp mà nhờ đó chúng ta trở thành loài động vật bậc cao
nhất, chúng ta đã tạo ra một môi trường quá phức tạp, phát triển quá nhanh
và chứa nhiều thông tin đến nỗi phải giải quyết ngày càng nhiều những vấn
đề trên theo cách của các loài động vật bậc thấp.

John Stuart Mill, nhà kinh tế học, nhà tư tưởng chính trị, đồng thời là

nhà khoa học người Anh, đã qua đời cách đây hơn một thế kỷ. Năm ông
qua đời (1873) được coi là một năm quan trọng vì người ta cho rằng ông là
người cuối cùng biết tất cả mọi thứ cần biết trên thế giới. Ngày nay, ý nghĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.