THUYẾT PHỤC BẰNG TÂM LÝ - Trang 61

được quyết định. Thật vậy, đôi khi chúng ta tự biến mình thành những kẻ
khờ dại để đảm bảo niềm tin và suy nghĩ nhất quán với những điều đã làm
hoặc quyết định.

Từ lâu, các nhà tâm lý học đã hiểu rõ sức mạnh của nguyên tắc nhất

quán để điều khiển hành động của con người. Các nhà lý luận nổi tiếng như
Leon Festinger, Fritz Hieder và Theodore Newcomb cho rằng, niêm khao
khát về sự nhất quán là một động lực then chốt cho cách cư xử của chúng
ta. Nhưng liệu xu hướng về sự nhất quán có thật sự đủ mạnh để thúc ép
chúng ta thực hiện những gì mà bình thường mình không muốn làm?
Không còn nghi ngờ gì về điều này. Chiều hướng có vẻ nhất quán này tạo ra
một loại vũ khí có uy lực lớn của ảnh hưởng xã hội, thường khiến chúng ta
hành động đối lập hoàn toàn với mong muốn.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Thomas Moriarty tổ chức bắt cướp tại

bãi biển thành phố New York nhằm kiểm chứng cho việc liệu những người
chứng kiến có dám mạo hiểm tổn hại cá nhân để ngăn chặn tội phạm hay
không. Trong nghiên cứu này, người đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ đặt
một tấm đệm biển cách xa 1,5 m so với tấm đệm của một người được chọn
ngẫu nhiên – đối tượng thí nghiệm. Sau một vài phút nằm thư giãn và nghe
nhạc từ một chiếc rađiô xách tay, người tham gia nghiên cứu sẽ đứng dậy và
rời khỏi tấm đệm biển để đi dạo quanh bờ biển. Chỉ một vài phút sau, một
người thứ hai tham gia vào nghiên cứu, đóng giả là tên cướp, giật lấy chiếc
rađiô và bỏ chạy. Như bạn có thể phỏng đoán, ở những điều kiện bình
thường, các đối tượng rất miễn cưỡng đặt mình vào những tình huống gây
tổn hại cho bản thân bằng việc đối đầu với tên cướp – chỉ có bốn người làm
điều đó trong tổng số 2O lần tổ chức bắt tên cướp. Nhưng trong 2O lần thử
nghiệm lại trình tự này với một chút thay đổi, kết quả thu được lại vô cùng
khác biệt. Trong những lần thử nghiệm này, trước khi đi dạo, kẻ đồng lõa sẽ
nhờ đối tượng "trông đồ giúp mình" và tất cả các đối tượng đều nhận lời.
Lúc này, do bị ràng buộc bởi nguyên tắc nhất quán, là trong tổng số 2O đối
tượng trở thành những người dân phòng thật sự, chạy đuổi theo và chặn tên
cướp lại, yêu cầu một lời giải thích và thường giữ chặt người tên cướp hoặc
giằng lại chiếc rađiô.

Để hiểu tại sao sự nhất quán lại là một động cơ mạnh mẽ thì điều

quan trọng là phải nhận ra rằng trong phần lớn các trường hợp, sự nhất quán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.