Nhicôlaiêvich Tônxtôi qua hai bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông: Con
đường đau khổ và Pie đệ nhất. Chúng ta còn được thưởng thức Con
đường đau khổ qua một bộ phim màn ảnh thường và một bộ phim màn ảnh
nhỏ.
"Con đường đau khổ" mà các trí thức Nga Têlêghin, Rốtsin, Đasa, Cachia
đã trải qua để đến với Cách mạng cũng chính là con đường tác giả đã phải
đi qua với bao trăn trở nhọc nhằn. Vốn xuất thân từ một gia đình quý tộc
nhỏ có truyền thống văn học, A.N.Tônxtôi ngay từ những năm đầu thế kỷ 20
đã là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc. Khi chiến
tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, ông ra mặt trận làm phóng viên, nhưng
do hạn chế về tư tưởng, ông không nhận thức được thực chất của cuộc
chiến tranh đế quốc. Ông đã hân hoan chào mừng Cách mạng tháng Hai
năm 1917, nhưng khi Cách mạng tháng Mười bùng nổ, ông lại hoang mang
dao động. Bị đám văn nghệ sĩ suy đồi lôi kéo, năm 1918, ông đã cùng với
gia đình "di tản" qua Pháp, sống cuộc đời lưu vong đầy day dứt và dằn vặt.
Trong suốt thời gian này, A.N.Tônxtôi vẫn tiếp tục viết những tác phẩm
thấm đượm nỗi nhớ Tổ quốc da diết. Tập đầu Hai chị em của tiểu thuyết bộ
ba Con đường đau khổ, truyện Thời thơ ấu của Nhikita, tiểu thuyết Aêlita
đã ra đời trong những năm lưu vong ấy.
Đầu năm 1923, A.N.Tônxtôi trở về Tổ quốc, tình nguyện đứng vào hàng
ngũ những người trí thức cống hiến mọi sức lực của mình cho công cuộc
xây dựng đất nước. Từ đấy bắt đầu một thời kỳ sáng tác mới rất phong phú
của nhà văn với nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó có hai tập Năm 1918
và Buổi sáng ảm đạm đã được viết xong để hoàn thành bộ tiểu thuyết sử
thi đồ sộ Con đường đau khổ. Pie Đệ nhất, bộ tiểu thuyết lịch sử xuất sắc
trong văn học Xô viết, cũng là kết quả lao động sáng tạo lâu dài của
A.N.Tônxtôi từ năm 1929 đến khi ông qua đời.
Trong những năm chiến tranh chống phát xít Đức, xuất phát từ lòng yêu
nước sâu sắc, thiết tha và niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh vô địch của