TIA CHIẾU KHỦNG KHIẾP CỦA KỸ SƯ GARIN - Trang 7

quân và dân Xô Viết, nhà văn đã viết nhiều bài chính luận có giá trị và tiêu
biểu nhất là tác phẩm kịch Ivan Lôi đế.

A.N.Tônxtôi không chỉ là một nhà văn lớn mà còn là một nhà hoạt động
văn hóa xã hội xuất sắc. Ông đã được bầu làm đại biểu Xô viết tối cao Liên
Xô và là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Với tư cách là đại biểu
của nền văn học Xô viết, ông tham dự nhiều hội nghị quốc tế ở nước ngoài
để đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. Ông đã được Tổ quốc tặng thưởng
nhiều huân chương cao quý. Năm 1945, nhà văn qua đời ở Mátxcơva, thọ
62 tuổi.

*

A.N.Tônxtôi viết tiểu thuyết Tia chiếu khủng khiếp của kỹ sư Garin năm
1926-1927. Đến năm 1937, tác giả sửa lại tiểu thuyết này và thêm một số
chương mới.

Tia chiếu khủng khiếp của kỹ sư Garin được đánh giá là tác phẩm mở
đầu cho thể loại truyện khoa học viễn tưởng Xô viết. Rất lâu trước khi tia
lade ra đời, A.N.Tônxtôi đã nói đến một loại tia chiếu vừa là một phương
tiện khoa học, lại vừa là một thứ vũ khí giết người và tàn phá khủng khiếp.
Nhưng phải thấy rằng, tia chiếu viễn tưởng này chỉ được dùng để làm nổi
bật cái hiện thực gần gũi, nóng bỏng lúc bấy giờ. Đó là cuộc tiến công
trắng trợn, bẩn thỉu của đế quốc Mỹ vào châu Âu và phần thế giới còn lại,
với mưu đồ làm bá chủ thế giới. Đó là thảm họa phát xít độc tài đang đe
dọa hòa bình, chuẩn bị lôi kéo thế giới vào một cuộc chiến tranh mới còn
ghê gớm hơn chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đó là lực lượng cách mạng
thế giới đang trỗi dậy mạnh mẽ với trụ cột là nước Nga Xô viết, Nhà nước
công nông đầu tiên trên thế giới. Đó là vấn đề bảo vệ "chất xám" để "chất
xám" có thể phục vụ cho Tổ quốc, cho hoà bình, chứ không phải trở thành
công cụ nguy hiểm của bọn tư bản cuồng chiến...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.