172
m
ột mức độ nào đó đi vào một hệ sinh thái sẽ vang dội trên nhiều cấp độ của hệ thống đó và
th
ậm chí cả hệ thống khác. Nói một cách đơn giản, bất kỳ biện pháp nào đủ mạnh để tiêu diệt
“nh
ững kẻ khác” cũng phá hủy luôn cả người chủ sử dụng. Tác động tiêu cực lên người chủ
s
ử dụng có thể chậm hơn, phạm vi ảnh hưởng tinh tế và dài hơn, nhưng cách tiếp cận kiểu khí
gi
ới đối với một thử thách – dù thuộc diện vi mô của các hạt tế bào hay trên diện vĩ mô liên
quan đến các quan hệ quốc tế, là dấu hiệu của kiểu ý thức cũ về sự tách biệt, chủ nghĩa vật
ch
ất, và sự thiếu nhạy cảm.
“N
ếu có sự sống trên mặt trăng, chúng ta cần phải bắt đầu dè chừng nó. Chúng ta phải cẩn
th
ận đề phòng nó, không thì ta sẽ bị nhiễm một cái gì đó”, Lewis Thomas nói với chúng ta
sau khi mô t
ả nghi lễ sát khuẩn công phu và tỉ mỉ mà các phi hành gia phải trải qua trên
đường trở về trái đất để một lần nữa trở thành thành viên của cộng đồng nhân loại. “Đáng chú
ý là t
ất cả chúng ta đã chấp nhận điều này mà không phản đối, như thể nó đơn giản là phù
h
ợp với quy luật tự nhiên. Nó nói một cái gì đó về thế kỷ của chúng ta, về thái độ của chúng
ta đối với cuộc sống, nỗi ám ảnh của chúng ta với bệnh tật và cái chết, chủ nghĩa Sô vanh của
chúng ta”. Hơn nữa, ông chỉ ra rằng “hầu hết các mối quan hệ giữa các sinh vật sống mà
chúng ta bi
ết về bản chất là những mối quan hệ hợp tác, cộng sinh ở một mức độ nào đó”.
Trong th
ảo luận về vi khuẩn, ông nói rằng “họ nên cung cấp các mô hình tốt đẹp cho việc học
h
ỏi về sự tương tác giữa các hình thức sống ở tất cả các cấp. Chúng sống bởi sự hợp tác, giúp
đỡ, giao lưu và trao đổi” [32].
Tr
ở lại năm 1903, nhà sinh vật học người Nga Peter Kropotkin đã viết một cuốn sách có tên
S
ự hỗ trợ lẫn nhau: Một yếu tố của Tiến hóa (Mutual Aid: A Factor of Evolution) mà ông đã
tích lũy nhiều bằng chứng cho thấy các động vật hợp tác với nhau – nhiều như cách mà
Darwin đã làm để chứng tỏ mỗi con vật đều tham gia vào một cuộc đấu tranh cho sự tồn tại
ích k
ỷ của nó [33]. Có phải chúng ta đang đi đến đoạn cuối của khuynh hướng giải thích các
s
ự kiện theo các ngôn từ chiến đấu và cạnh tranh trong một cuộc chạy đua vũ trang đe dọa
d
ập tắt sự sống trên hành tinh này?
“Chi
ến tranh là một thói quen cũ của tư duy, một lối suy nghĩ cũ của tâm trí, một kỹ xảo
chính tr
ị lỗi thời mà bây giờ loài người phải vượt qua, cũng như chúng ta đã từng vượt qua
ch
ế độ nô lệ, Herman Wouk viết trong lời nói đầu trong quyển Chiến Tranh và Sự tưởng nhớ
c
ủa ông [34]. Liệu chúng ta sẽ trưởng thành khỏi thói quen cũ này của tâm trí trước khi quá
mu
ộn? Như Buckminster Fuller đã nhắc nhở chúng ta: “Chúng ta đang trong kỳ sát hạch cuối
cùng” [35].
Có l
ẽ không phải ngẫu nhiên mà một trong những tập đoàn dược phẩm lớn, IG Farben (Đức),
cũng là một nhà sản xuất đạn dược lớn, và từng là một nhà thiết kế và điều hành các trại tập
trung c
ủa Đức Quốc Xã [36]. Tâm lý vũ trang đã tạo ra các trận chiến ở nhiều cấp độ.
Trò chơi chiến tranh, như nhiều người đã quan sát, mang lại lợi nhuận vượt trội cho ngành
công nghi
ệp đạn dược, trong trường hợp này là ngành công nghiệp dược phẩm, y tế. Trong
năm 1981, ví dụ, việc phân phối tám loại vắc – xin chủ yếu tại Hoa Kỳ đã tạo ra lợi nhuận