thức về thế giới xung quanh. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể bắt đầu dạy
trẻ các quy tắc quản lý tiền bạc từ lứa tuổi nhỏ đến mức bạn không ngờ. Bạn
đã bao giờ giật một đồng 25 xu khỏi tay đứa trẻ và cao giọng, “Đừng có cho
nó vào miệng!
Con có biết nó ở đâu ra không đấy?” chưa? Hành động đó đồng nghĩa với
việc bạn đã khởi động cho trẻ một cách thức nhận biết về tiền bạc rồi: Đồng
25 xu ở đâu ra? Người ta phải làm gì để có nó? Nói về giá trị của đồng tiền
khi đem ra dùng để chi tiêu thì nó đáng giá bao nhiêu? Cần có bao nhiêu
đồng 25 xu để tạo thành 1 đô la?
Quá trình dạy về quản lý tiền bạc không cần phải dài dòng. Thực tế thì
bạn không nên như thế, nếu bạn muốn giữ con mình tập trung chú ý lâu hơn
30 giây. Tôi bắt đầu viết Tiền không mọc trên cây với ý tưởng làm cho kiến
thức trở nên vui nhộn với trẻ con và dễ dàng với cha mẹ. Tôi đặt tên sách là
Tiền không mọc trên cây bởi lẽ chúng ta đều từng nhắc hay nghe người khác
nhắc đến câu này. Tiền bạc là một thước đo giá trị – giá trị sức lao động, giá
trị thời gian, giá trị mọi thứ. Và hiểu về giá trị là một bước đầu quan trọng để
hiểu về các giá trị.
Mười năm sau, trong một thế giới đã đổi khác nhưng chưa đầy đủ, nơi trẻ
lớn lên cần thông hiểu tài chính hơn khi nào hết, tôi có trong tay một ấn bản
mới, đã cập nhật của cuốn sách này. Nó được viết ra nhằm giúp các bậc cha
mẹ cắt nghĩa những điều căn bản của quản lý tiền bạc cho trẻ, bắt đầu từ 3
tuổi và qua suốt thời tuổi teen của chúng. Nó đi từ việc bao nhiêu xu thì tạo
thành một hào, từ cách đổi tiền lẻ, cách mở tài khoản chi phiếu, cho tới
những khái niệm tài chính phức tạp như “ghi nợ” hay “thế chấp” đến cả
những thế giới hoàn toàn mới như dùng thẻ tín dụng, mua cổ phiếu, hay giao
dịch ngân hàng trên mạng. Cuốn sách hướng dẫn bạn về tiền tiêu vặt, cách
lập ngân sách, việc làm được trả lương, và cả cách làm từ thiện. Trên hết,
Tiền không mọc trên cây cho phép các bậc cha mẹ tặng con cái mình một
món quà vô giá: khả năng tự lực.