TIỀN KHÔNG MỌC TRÊN CÂY - Trang 13

học lớn, nhưng ta có thể đóng góp chút ít cho quỹ hội cựu học sinh. Có lẽ

chúng ta không được thấy tên mình trên cổng bệnh viện hay trong nhà hát,

nhưng ta có thể quyên góp cho hội từ thiện hay tổ chức tôn giáo nào đó mà

ta quan tâm.

Dẫu sao chúng ta cũng đều có mối quan hệ cá nhân đặc biệt với tiền bạc;

nói rộng ra, chúng ta hoặc là kẻ tiêu pha hoặc là người giữ tiền. Và dù ta có

là ai đi chăng nữa, thái độ của ta đối với đồng tiền cũng sẽ tác động lên cách

ta dạy con cái nghĩ về tiền bạc.

Bạn có biết mình thuộc tuýp người tiêu tiền hay giữ tiền? Hãy thử bài trắc

nghiệm dưới đây:

PHONG CÁCH TÀI CHÍNH CỦA BẠN

1. Bạn có thường hay lo lắng về tiền bạc không?

2. Bạn có hay dùng đến cạn kiệt thẻ tín dụng?

3. Bạn nhớ chính xác số tiền mà mình tiết kiệm được chứ?

4. Bạn có tiêu sạch số tiền mình kiếm được?

5. Nếu bất ngờ có được một khoản tiền lớn, bạn sẽ tiết kiệm hầu hết số đó

không?

6. Bạn có cảm thấy cần phải chứng minh mình sống cũng chẳng “thua chị

kém em”?

7. Bạn có lo lắng cảnh khánh kiệt khi về già?

8. Bạn có thường quyết định mua luôn-và-ngay-lập-tức một thứ mà bạn

thích?

9. Khi được gợi ý mua một thứ gì đó, câu trả lời của bạn luôn là “Mình

không đủ tiền đâu”?

10. Bạn có hay lấy việc đi mua sắm làm phần thưởng cho mình?

* Cách tính điểm : Trả lời “Có” ở những câu lẻ cho thấy đó là người giữ

tiền và trả lời “Có” ở những câu chẵn là người tiêu tiền. Bạn trả lời “Có” ở

những câu nào?

Hẳn bạn cũng đã hiểu được con mình thuộc tuýp người có phong cách tài

chính như thế nào rồi. Để chắc chắn hơn, hãy làm một bài trắc nghiệm nữa.

Điền câu trả lời riêng cho từng nhóc của bạn, vì không đứa trẻ nào giống đứa

trẻ nào, và trong cùng một gia đình có thể có cả người tiêu tiền lẫn người giữ

tiền.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.