PHONG CÁCH TÀI CHÍNH CỦA CON BẠN
1. Khi bạn cho con tiền, nhóc nhà bạn có tiết kiệm số tiền đó?
2. Con bạn có hay làm mất hoặc để lạc mất tiền không?
3. Con bạn có hay do dự khi phải tiêu tiền của nó không?
4. Khi bạn đi mua sắm cùng con, bạn có hay phải nghe những câu “con
muốn cái này, con muốn cái kia” không?
5. Con bạn có thấy hãnh diện khi số tiền tiết kiệm của nó tăng lên?
6. Khi bạn hỏi trẻ “Sao con lại muốn cái này?” bạn có thường phải nghe
câu “Vì bạn con cũng có thứ đó” hay “Con thấy nó trên TV”?
7. Con bạn có khi nào tiết kiệm tiền để mua một món đồ chơi, rồi sau đó
nghĩ lại rằng thực ra trẻ không muốn thứ đó lắm?
8. Nếu bạn không cho trẻ ăn kem, liệu nó có hỏi lại “Nếu con trả tiền thì
có được ăn không”?
9. Khi cả nhà đi mua sắm, con bạn có luôn về nhà với túi vẫn còn tiền
không?
10. Khi cả nhà đi chơi xa, trẻ có muốn mua quà về cho tất cả bạn của nó
không?
* Cách tính điểm : Như trên.
Những trắc nghiệm trên có ý nghĩa gì? Đó đơn giản chỉ là một bài trắc
nghiệm mà thôi. Bạn không cần phải lo lắng nhà mình có một tên keo kiệt
hay những kẻ vung tay quá trán, cho dù nhóc nhà bạn có đạt điểm 5/5 cho
một trong hai nét tính cách trên đi chăng nữa. Đây chỉ là những khuynh
hướng chi tiêu và có thể được thay đổi theo thời gian theo lẽ thường và
thông qua giáo dục.
Điều đó có nghĩa rằng nếu bạn là một người giữ tiền, bạn sẽ tự nhiên có
xu hướng muốn dạy cho con mình tầm quan trọng của tiết kiệm; nhưng nếu
con bạn cũng là người giữ tiền, bạn sẽ muốn điều chỉnh nhẹ để bớt các bài
học đó, ghìm bớt “xung lực” tự nhiên của mình, và tự nhắc nhở mình lẫn trẻ
rằng tiền bạc chỉ có giá trị khi xem xét trên cơ sở nó mang lại bao nhiêu
niềm vui cho chúng ta trên thế gian này. Nếu bạn là một người tiêu tiền và
con bạn cũng vậy, bạn sẽ thực sự phải kiềm chế niềm thôi thúc chi tiêu lại,
và ghi nhớ rằng tiêu tiền không phải là tất cả. Nếu bạn có thói quen chi tiêu
này mà con mình thì ngược lại, vậy thì hãy nhớ đừng tá hỏa lên nếu bé