xếp cho con các khoản chi tiêu cơ động, chi tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn để hình thành đức tính tiết kiệm thông qua một vài gợi ý về bí quyết dạy
trẻ sau đây:
1. Khuyến khích trẻ tiết kiệm từ những việc nhỏ hằng ngày
Chúng ta hãy là những người bạn của trẻ, cùng trẻ thực hành những bài
học về tiết kiệm thông qua các sinh hoạt hằng ngày. Khi những lý thuyết về
tiết kiệm được lồng ghép vào nếp sống gia đình một cách thực tế, mặc nhiên
sẽ hình thành cho trẻ những thói quen tiết kiệm tốt.
2. Dạy trẻ tận dụng đồ cũ
Trẻ con lớn rất nhanh, áo quần và vật dụng trẻ đã sử dụng chúng ta có thể
giữ lại để dành cho các em, các cháu trong họ hàng hoặc các trẻ nhỏ ở những
mái ấm... Khi thực hiện việc làm ý nghĩa này, chúng ta hãy cho trẻ cùng
tham gia để trẻ cảm nhận được rằng đối với những đồ vật mình đã sử dụng
vẫn sẽ có giá trị khi tái sử dụng hoặc sẽ trở thành món quà thân thương đối
với những hoàn cảnh bất hạnh hơn.
3. Tập cho trẻ cách mua sắm khoa học
Mỗi lần đi mua sắm, chúng ta nên đưa trẻ theo để cả gia đình cùng lựa
chọn những sản phẩm phù hợp và có sự thống nhất giữa các thành viên. Khi
chọn một món hàng, chúng ta hãy cùng trẻ so sánh chúng với những món
hàng có cùng tính năng và chất lượng, từ đó chọn mua món có giá thấp hơn
để tiết kiệm chi phí.
4. Ðộng viên trẻ lập một danh sách những vật yêu thích
Chúng ta hãy cùng trẻ lập một bảng danh mục những món đồ dùng mà trẻ
mơ ước và khuyến khích trẻ dành dụm tiền để hoàn thành những mục tiêu,
kế hoạch của mình. Những mục tiêu của trẻ có thể đơn giản chỉ là tiết kiệm
tiền để mua một món đồ chơi, mua một bộ đồ mà trẻ yêu thích hay một bộ
dụng cụ học tập phục vụ cho chính bản thân mình…
5. Giúp trẻ xác định sự khác nhau giữa những thứ trẻ cần và muốn
Ða số trẻ con thường không nhận biết được sự khác nhau giữa cái mà trẻ
muốn và cái mà trẻ cần. Chúng ta hãy cùng trẻ lập ra 2 danh sách: một là
những thứ cần thiết như quần áo, giày dép, bữa ăn trưa, dụng cụ học tập; hai
là những thứ trẻ muốn như trang sức, thời trang, game, các thiết bị điện tử…
Sau đó, chúng ta phân tích, so sánh và giải thích cho trẻ hiểu về sự khác biệt