giữa những thứ này với nhau để trẻ biết cái nào là quan trọng hơn.
6. Nói không với những đòi hỏi thái quá
Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã biết đòi hỏi. Thông thường, trong những
trường hợp này, chúng ta thường “đầu hàng” trước thái độ nài nỉ của trẻ.
Ðừng làm như vậy! Hãy cương quyết “nói không” với những mong muốn
không thích đáng, đồng thời nên cổ súy cho những mong muốn thích đáng
của trẻ.
7. Tự kiếm tiền
Trường hợp trẻ cương quyết muốn có một thứ gì đó, thay vì kịch liệt phản
đối và lên án sự “vòi vĩnh” của trẻ, chúng ta hãy hướng trẻ đến việc tự kiếm
tiền để mua nó. Chúng ta giúp trẻ bằng cách thiết lập một quy trình làm việc
phù hợp với khả năng của trẻ và khuyến khích trẻ thực hiện. Mỗi lần trẻ nản
chí, hãy nhắc lại mục tiêu đã đặt ra để trẻ cố gắng vươn lên. Khi nỗ lực để có
được một thứ gì đó bằng chính sức lao động của mình, trẻ sẽ nhận thức được
giá trị của đồng tiền là từ chính đôi tay và khối óc.
8. Làm gương cho trẻ
Bản năng của con người là học hỏi để định hình nhân cách, do đó, muốn
hình thành tính tiết kiệm cho trẻ, trước tiên, bản thân chúng ta hãy cố gắng
làm một tấm gương sáng. Ví dụ, chúng ta có thể lập cho mình các hạng mục
chi tiêu hợp lý và thực hiện các kế hoạch đã đề ra một cách nghiêm túc để trẻ
nhìn nhận, học tập và noi theo.
9. Khen ngợi, tán dương bé
Nếu trẻ có những hành động tiết kiệm tiền hoặc tiêu tiền hợp lý, chúng ta
đừng quên dành tặng trẻ những lời khen ngợi, tán thưởng. Ðiều này rất quan
trọng trong việc khích lệ tinh thần tiết kiệm của trẻ.
10. Khuyến khích trẻ “lập quỹ”
Tương tự người lớn, trẻ con cũng có nhu cầu mua sắm và thực hiện các
kế hoạch cần sử dụng đến đồng tiền trong tương lai. Chúng ta có thể giúp trẻ
sở hữu một chú heo đất đáng yêu và khuyến khích trẻ dành một khoản tiền
nhỏ mỗi ngày để bỏ vào heo đất. Ðồng thời giải thích cho trẻ hiểu rằng số
tiền mà trẻ dành dụm là để giúp trẻ thực hiện kế hoạch mua sắm sách vở vào
đầu năm học mới, giúp trẻ mua áo quần đẹp vào mỗi dịp tết về… Ngoài ra,
chúng ta cũng có thể cách tân chú heo đất ở nhà thành một tài khoản tiết