TIỀN KHÔNG MỌC TRÊN CÂY - Trang 46

Bạn cũng có thể nói thêm rằng kể cả người lớn đôi khi cũng cần một

khoản tiền tiêu như thế. Người lớn có thể cần tiền sắm quần áo, tiền đi mua

hàng hóa thực phẩm, và thậm chí tiền tiêu xài nữa.

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO TỪNG KHOẢN CHI

TIÊU CỤ THỂ?

Câu hỏi này sẽ xuất hiện, và không chỉ một lần, về việc ai sẽ trả tiền cho

những chi phí bất thường nảy sinh liên tục trong thực tế cuộc sống. Rất tiếc

là không có một quy tắc nhất quán nào cho điều này cả. Nếu, nói ví dụ, cậu

con trai tôi đột nhiên cần 11 đô la cho chuyến đi đến buổi triển lãm tranh

Monet cùng với cả lớp, tôi sẽ rất khó từ chối. Còn nếu như đôi giày của nó

mới chỉ hơi sờn, đã lỗi mốt song vẫn còn dùng được, tôi có thể nói “không”

với ít khó khăn hơn nhiều.

Giờ đây nhóc cấp 1 nhà bạn đã có tiền của riêng nó, đôi khi trẻ sẽ bộc lộ

xu hướng sở hữu số tiền đó. Các bậc cha mẹ sẽ không muốn làm cụt hứng

bất kì mong muốn tiết kiệm mãnh liệt nào của trẻ, nhưng hãy nhớ rằng

khoản tiền tiêu vặt được lập ra để trang trải một phần những khoản chi tiêu.

Dưới đây là bảng thống kê Nguồn Thu nhập bổ sung, bảng này chỉ ra trẻ

sẽ phải đạt những cấp độ tự chủ tài chính nào ở từng lứa tuổi khác nhau:

NGUỒN THU NHẬP

Từ 3 đến 9 tuổi: Tiền tiêu vặt.

Từ 10 đến 15 tuổi: Tiền tiêu vặt cộng thêm tiền làm việc ở ngoài (trông

trẻ, làm vườn…)

Từ 16 tuổi trở lên: Tiền làm thêm ngoài của các cô/cậu thiếu niên sẽ dùng

để chi trả cho những khoản như gặp gỡ bạn bè, tiền xăng xe. Những nhu cầu

căn bản vẫn được cha mẹ cấp cho vào một tài khoản do con chịu trách

nhiệm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.