tối!
Cần phải có những sự linh hoạt đối với cả hai bên. Chẳng hạn như, việc
của trẻ là quét bụi đồ đạc trong phòng khách vào các ngày thứ Bảy trước khi
nhận tiền tiêu vặt; tuy nhiên, thử hình dung tuần đó bạn tổ chức một bữa tiệc
vào tối thứ Sáu và cần căn nhà sạch bong. Bạn phải làm gì nào? Hy vọng
rằng bạn có một “nhân công” biết hợp tác giúp bạn làm cho kịp thời hạn.
Mặt khác, có thể theo đúng quy định thì con gái bạn phải quét nhà vào
sáng thứ Bảy, nhưng cô bé lại muốn đến nhà ông bà ngoại vào cuối tuần. Giờ
tới lượt phụ huynh phải thông cảm với trẻ thôi.
Tuy nhiên, trách nhiệm của trẻ khi đó là phải thông báo lại với bạn trong
trường hợp nó thấy không thể hoàn thành công việc đúng hạn. Nếu, với bất
kì lí do nào trừ bị ốm hay có những kế hoạch đột xuất ở trường, mà trẻ
không thể hoàn thành việc được giao đúng hẹn, thì nó cần phải thảo luận đưa
ra một cái hạn mới với bạn.
Nếu vấn đề sai hẹn hoàn thành nhiệm vụ bắt đầu thường xuyên tái diễn,
thì cha mẹ cần phải đánh giá lại tình hình. Phải chăng con đang ôm đồm
nhiều trách nhiệm quá khả năng của trẻ? Con không sắp xếp nổi thời gian để
hoàn thành công việc? Hãy cùng bàn với con bạn để đưa ra những điều chỉnh
cần thiết. Có thể là trẻ sẽ làm ít việc đi và nhận ít tiền hơn. Song mọi sự
trừng phạt đều nên đánh vào tài chính: Không làm, không lương. Đây không
phải tình huống mà đứa trẻ phải bị nhốt trong phòng hay bị cấm xem TV.
Hãy trao đổi với con xem nếu việc nhà không được hoàn thành trước hạn
trả lương đã định thì sẽ thế nào. Tôi giải quyết mỗi tình huống mới bằng
cách tự hỏi mình: “Người chủ lao động sẽ xử lý việc này thế nào một cách
công bằng với người lao động?” Cách này giúp tôi tìm ra một giải pháp mà
qua đó tôi có thể giảm bớt công việc xuống để phù hợp với con mình.
Một gợi ý là làm Phiếu Việc nhà chuyên nghiệp dán lên cửa tủ lạnh. Tờ
phiếu có thể như thế này:
PHIẾU VIỆC NHÀ
— Công việc:
Quét bụi đồ đạc phòng khách
Thay ổ cho mèo
Lau kính cửa sổ