TIẾNG HÁT NGƯỜI CÁ - Trang 3

Một Nhật Bản khác trong văn chương

Masatsugu Ono

N

hư nhiều người Việt Nam, tôi từng giữ rất lâu ấn tượng về một Nhật

Bản u buồn trong văn chương của Yasunari Kawabata. Một Nhật Bản
dường như đã ngưng lại trong dòng lịch sử, tuyệt đối cô đơn bởi chính vẻ
đẹp của nó. Từ Yasunari Kawabata đến Haruki Murakami, một Nhật Bản cá
biệt đến một Nhật Bản toàn cầu hóa. Tôi cũng đọc vài nhà văn khác, tưởng
như trường Murakami đã phủ lên một thế hệ văn chương Nhật Bản.

Nhưng với Masatsugu Ono tôi hoàn toàn bất ngờ. Con người của thế giới

toàn cầu, nhà văndịch giả-giảng viên đại học, dùng ngôn ngữ toàn cầu,
sống và học tập ở phương Tây, làm việc khắp nơi trên thế giới, lại lựa chọn
một góc riêng biệt của văn hóa. Cảm giác lạ lùng vô cùng khi đọc

TRÔI TRÊN VỊNH hay TIẾNG HÁT NGƯỜI CÁ. Một Nhật Bản tiền

hiện đại, khác biệt, lạ lẫm, nhưng không hề tách khỏi những vấn đề của thời
đại.

Cả TRÔI TRÊN VỊNH và TIẾNG HÁT NGƯỜI

CÁ đều lấy bối cảnh một làng chài hẻo lánh, kiểu như vùng sâu vùng xa

của Nhật Bản. Trong vùng đất biệt lập bị bao bọc bởi biển và núi, những
con người cũng biệt lập với thế giới, sống quẩn quanh với vô số câu chuyện
ngồi lê đôi mách, không đầu không cuối. Những câu chuyện không đầu
không cuối được kể bởi nhiều cửa miệng, như những mảnh ghép trong trò
chơi ghép hình, cần kỹ thuật lắp ghép để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh
không chỉ về lịch sử các nhân vật mà về lịch sử một xứ sở, một dân tộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.