đuôi chạy thẳng vào miếu mất dạng.
Đinh San và chư tướng đuổi theo, đồng xuống ngựa vào miếu tìm xem
Bạch Hổ chết hay chưa. Mọi người nhìn thấy Nhơn Quý nằm sõng sượt
mũi tên cắm ngay trán thì đều thất kinh hồn vía, đứng sững như trời trồng.
Thấy Đinh San ôm xác cha khóc lóc thảm thiết, Trình Giảo Kim liền đến
quan sát, thở dài nói:
- Nguyên soái đánh trận mệt mỏi nên mới xuất tướng tinh ra ngoài, nay bị
thế tử bắn chết thì tội chẳng nhỏ đâu.
Khi ấy Liễu phu nhân và Tiết Kim Liên hay tin thì cũng tới nơi, vừa ôm xác
Nhơn Quý khóc ngất vừa chỉ mặt Đinh San mắng không tiếc lời. Đậu Tiên
Đồng và Kim Định tuy biết đó là vô tình nhưng vẫn trách:
- Tướng công định cưú phụ thân mà thành hại. Tuy nhiên triều đình đâu
biết cho sự việc, thể nào cũng ghép vào tội đại nghịch bất đạo, làm sao mà
sống nổi?
Đinh San còn đang ngơ ngẩn không biết minh oan ra sao thì Vương Ngao
lão tổ đoán biết mọi việc, đằng vân xuống Bạch Hổ sơn, nói với thế tử:
- Đây là nhân quả từ lúc trước. Phụ thân con là bạch Hổ tinh xuất thế thì rất
kỵ với các tên trùng nhau, đã thế nơi Bạch Hổ lại có Bạch Hổ miếu nên
mới không thể cứu được. Nay con vô tình mang tôi giết phụ thân thì không
tránh được tai nạn sắp tới, phải giao trả các bảo bối mà lo lập công chuộc
tội, sau này mới được an nhàn vinh hiển.
Đinh San không muốn như vậy nhưng cũng không dám trái lời, lấy các bảo
bối ra đưa trả, tiễn sư phụ về núi. Khi ấy Liễu phu nhân đã sai quân tướng
mang xác Nhơn Quý về trại tẩn liệm nên Trình Giảo Kim không còn gì để
làm, cấp tốc lên ngựa về Trường An báo tin. Dương Phàm không biết việc
này nên cứ ở trong ải tránh mặt, sau đó được một đạo nhân đến cho biết là
theo lời thỉnh cầu của Tiên Đồng dạy phép luyện phi long phiêu. Vì thế
Dương Phàm càng không ló mặt ra, suốt một thời gian chuyên tâm tu luyện
phép mầu.
Cùng thời gian đó ở Trường An, Thái Tông nằm ngủ trưa chợt thấy Tần
Thúc Bảo, Uất Trì Cung, La Thành và Mã Tam Bảo tiếp giá, đồng cúi đầu
tâu: