Nói xong, Kim Định mời khách về nhà mình dùng cơm nhưng Đinh San sợ
trái với quân lệnh nên từ chối, hẹn ngày sau sẽ cho người đến đền ơn. Kim
Định gật đầu, có vẻ bịn rịn nói:
- Tôi sẽ chờ tin tướng quân, xin chớ thất tín.
Đinh San hứa lần nữa rồi cầm thủ cấp của Tô Cẩm Liên chạy về ra mắt phụ
thân kể lại mọi việc. Nhơn Quý nghe xong liền nói:
- Như vậy con phải giữ lời hứa và hậu tạ ân nhân cho đúng đạo lý. Nếu
Trần Vân là tổng binh của Tuỳ triều thì chắc Trình thiên tuế biết mặt, xin
nhờ một phen vậy.
Trình Giảo Kim bằng lòng, hôm sau cùng Đinh San mang một số vàng bạc
gấm lụa tìm đường đến núi Ô Long. Trần Vân vội ra đón vào nhà trà nước,
cho biết:
- Tôi lưu lạc nơi đất Liêu này đã lâu, trong lòng vẫn muốn tìm cơ hội đê về
quê hương. Nay cơ duyên kỳ ngộ này thì muốn dâng con gái cho Tiết tướng
quân, còn tôi sẽ mặc giáp lên yên phò giúp nguyên soái báo đền công ơn.
Nếu thiên tuế bằng lòng thì lễ vật này, nói giúp cho tôi một tiếng.
Trình Giảo Kim vốn rất thích làm mai mối, nghe vậy nhận lời ngay, cầm lễ
vật về thuật lại với Nhơn Quý. Tiết Đinh San thấy nhan sắc Kim Định
không được mặn mà thì tỏ ý phân vân muốn từ chối nhưng Nhơn Quý sầm
mặt ngay, nói:
- Ngươi đáng lẽ đã chết rồi, nay được người cứu sống thì phải ghi nhớ ơn
huệ ấy, sao từ chối được. Kim Định tuy chẳng xinh đẹp nhưng là đệ tử của
Võ Dương thánh mẫu thì mai sau giúp cho ngươi một tay rất đắc lực. Vì thế
ngươi không được phân vân, ngay ngày mai phải mang xe ngựa đến đón
cha con Trần Vân về đây.
Đinh San bất đắc dĩ phải tuân lệnh phụ thân. Liễu Kim Hoa được thêm con
dâu rất mừng, cùng Đậu Tiên Đồng hối thúc Đinh San sửa soạn lễ vật đón
rước Kim Định cho đúng phép. Ô Long sơn không cách xa thành bao nhiêu
nên chỉ nội một ngày việc đón rước đã hoàn tất, Nhơn Quý liền đứng chủ
hôn, tác hợp cho Đinh San và Kim Định thành thân.
Kim Định hết lòng kính trọng Đậu Tiên Đồng, còn Đậu Tiên Đồng nghĩ ơn
của Kim Định cứu chồng thì cũng chẳng phân lớn nhỏ, đối xử như chị em