NGHIỆP LỰC – QUẢ CỦA ÁC NGHIỆP, THIỆN NGHIỆP
387
khi về đến chùa, không nhìn thấy vị khách Tăng
nữa, vị Tỳ khưu chủ chùa hối hận việc làm tội lỗi
của mình. Sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái
sanh sa đoạ vào cõi địa ngục, khi mãn nghiệp cõi
địa ngục, do năng lực ác nghiệp còn dư sót, tái
sanh làm dạ xoa, làm chó..., dầu được tái sanh làm
người cũng trong gia đình nghèo khổ cùng cực.
Ðến thời kỳ Ðức Phật Gotama xuất hiện trên
thế gian, hậu thân của vị Tỳ khưu chủ chùa, do
thiện nghiệp cho quả tái sanh làm người trong xóm
1.000 gia đình dân chài, nhưng ác nghiệp tiền kiếp
của Ngài cho quả khiến 1.000 gia đình dân chài
chịu cảnh đói khổ. Ông trưởng xóm dân chài đoán
biết có người Kālakaṇṇī: người xúi quẩy
(1)
trong
xóm mình, nên ông chia dân trong xóm ra làm hai
nhóm. Nhóm 500 gia đình có người mẹ mang thai
Ngài chịu cảnh đói khổ, còn nhóm 500 gia đình kia
vẫn làm ăn bình thường. Từ đó, nhóm 500 gia đình
có người mẹ mang thai Ngài chia ra làm 2, mỗi
nhóm 250 gia đình, và cứ thế chia làm 2, làm 2....
Cuối cùng còn 2 gia đình, lại chia làm 2 nữa, như
vậy, chỉ có gia đình có người mẹ mang thai Ngài
đói khổ cho đến khi đủ tháng, người mẹ sanh Ngài
ra. Cha mẹ của Ngài vất vả khổ cực lắm mới nuôi
Ngài lớn lên 7 tuổi. Một hôm, người mẹ dẫn Ngài
1
Người xúi quẩy: người có ác nghiệp của mình cho quả, làm
ảnh hưởng xấu đến người khác.