TÌM VỀ SỨC MẠNH VÔ BIÊN - Trang 65

Do anh

trang 65/77

- Ồ, giác quan thứ sáu của luật sƣ khá nhanh nhạy đấy! Cũng nhƣ anh, ban đầu

tôi cũng không hiểu hết tầm quan trọng của câu chuyện này. Nhƣng rồi bảy yếu
tố trong câu chuyện đã giúp tôi ghi nhớ những triết lý ở Sivana dễ dàng hơn.
Trong khi khu vƣờn giúp tôi tập trung vào những suy nghĩ tích cực thì ngọn bảo
tháp nhắc tôi nhớ đến tầm quan trọng của mục đích sống, võ sĩ sumo nhắc nhở
tôi không ngừng khám phá bản thân và chiếc đai giúp tôi nhớ đến sức mạnh của
ý chí. Không ngày nào tôi không nghĩ về câu chuyện để củng cố các nguyên tắc
mà Yogi Raman đã dạy cho mình.

- Vậy chiếc đồng hồ đó tƣợng trƣng cho thời gian?
- Vâng, đó là biểu tƣợng của thời gian – tài sản quý giá nhất của đời ngƣời.
- Vậy còn suy nghĩ tích cực, lập mục tiêu và làm chủ bản thân thì sao?
- Chúng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có thời gian. Sau khi tôi đến Sivana

đƣợc sáu tháng, một tu sĩ đã đến thăm căn lều của tôi. Đó là một phụ nữ xinh
đẹp với mái tóc đen dài và giọng nói rất nhẹ nhàng. Bà tên là Divea và là ngƣời
trẻ nhất trong các tu sĩ đang sống ở Sivana. Bà nói rằng bà đến gặp tôi theo đề
nghị của Yogi Raman.

“Có lẽ những bất hạnh trước đây đã giúp anh nắm bắt và thấu hiểu nhanh chóng
những kiến thức của chúng tôi.”
– Bà nói. – “Hôm nay, tôi rất vinh dự được thay mặt
cho cộng đồng Sivana mang tặng anh, một người khách đến từ phương xa, một món
quà. Anh đã không ngại đường xá xa xôi cũng như những khác biệt về tập quán, văn
hóa mà thành tâm tu luyện cùng chúng tôi. Do đó, dù biết rằng anh sẽ không ở lại đây
lâu dài nhưng chúng tôi vẫn coi anh là bạn của mình và trao tặng anh một món quà
đặc biệt.”
- Món quà đó là gì vậy? – Tôi nôn nóng hỏi.
- Divea lấy ra một chiếc hộp nhỏ đƣợc bọc bằng giấy thơm và trao cho tôi. Bên

trong là một cái đồng hồ cát nhỏ đƣợc làm từ thủy tinh màu nâu và một miếng
gỗ đàn hƣơng. Nhìn thấy vẻ ngạc nhiên của tôi. Divea giải thích rằng đây là vật
truyền thống của các tu sĩ Sivana và mỗi ngƣời đều có một chiếc. “Dù không có
của cải và sống một cuộc đời thanh tịnh, đạm bạc nhưng chúng tôi rất biết giá trị
của thời gian. Những chiếc đồng hồ cát nhỏ này nhắc chúng tôi nhớ đến giới hạn
của đời người và tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn.”

- Những tu sĩ trên núi Himalaya lƣu giữ thời gian à?
- Họ hiểu đƣợc giá trị của thời gian và đã phát triển thành một khái niệm mà tôi

gọi là “ý niệm thời gian”. Nhƣ những hạt cát trôi qua tay chúng ta, thời gian
không bao giờ trở lại. Những ai biết trân trọng thời gian từ khi còn trẻ sẽ đƣợc
tƣởng thƣởng trong cuộc sống sau này. Những ai chƣa biết đến nguyên tắc “làm
chủ thời gian là làm chủ cuộc sống” sẽ không thể nhận ra tiềm năng to lớn trong
con ngƣời họ. Thời gian là ngƣời thầy công minh và vĩ đại. Dù chúng ta là ai hay
đang sống ở đâu thì tất cả đều có 24 giờ trong một ngày. Sự khác nhau là do
cách chúng ta sử dụng thời gian.

Ngƣời quản lý thời gian giỏi không nhất thiết phải là kẻ nghiện việc. Ngƣợc lại, việc
biết cách quản lý thời gian sẽ giúp anh ta làm đƣợc những điều thật sự có ý nghĩa.
Những ai biết làm chủ thời gian sẽ biết cách làm chủ cuộc sống. Hãy nhớ thời gian
là nguồn nguyên liệu không tái tạo đƣợc.
Chẳng hạn sáng thứ hai, lịch làm việc của anh luôn dày kín các cuộc hẹn. Nhƣng
thay vì thức dậy lúc 6 giờ 30 phút, vội vã ăn sáng, đến công ty và làm việc căng
thẳng suốt cả ngày, anh hãy dành 15 phút vào buổi tối hôm trƣớc để lên kế hoạch
cho ngày hôm sau. Anh cũng có thể dành hẳn một tiếng đồng hồ để tổ chức lại toàn
bộ công việc trong tuần của mình. Trong kế hoạch đó, anh có thể sắp xếp thời gian
gặp khách hàng, nghiên cứu hồ sơ và trả lời điện thoại. Bên cạnh đó, anh cũng có
thể ghi nhớ tất cả những mục tiêu phát triển cá nhân, xã hội và tinh thần của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.