TỈNH NGỘ - Trang 4

Lý Ngư

TỈNH NGỘ

Dịch giả: Đào Phong Lưu

Đôi điều về tác giả, tác phẩm

Tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lý Ngư

Tác giả: Lý Ngư (1611-1680)

Lý Ngư là một tác giả tiểu thuyết, kịch bản và một nhà văn hoá lớn của
Trung Quốc, ông sinh vào năm Vạn Lịch thứ 38 Triều Minh (1610) và mất
vào năm Khang Hy thứ 19 Triều Thanh (1680). Ông là con trai một chủ
tiệm thuốc Bắc nổi tiếng ở Lan Khê, tỉnh Chiết Giang. Tên thật của ông là
Tiên Lã, tên chữ Trích Phàm, hiệu Thiên Đồ. Khi nhỏ được gia đình cho ăn
học và hướng theo nghề kinh doanh thuốc, nhưng ông cũng rất yêu nghề
chài cá, thường bỏ nhà theo những người dân chài đi đánh cá nên được
mọi người gọi là Lý Ngư (cá chép). Khi theo nghề viết văn ông cũng lấy bút
danh Lý Ngư, tên chữ đổi là Lạp Hồng, hiệu Lạp Ông. Trong nhiều tác
phẩm ông còn ký tên Hồ thượng Lạp Ông (Ông già Lạp trên hồ).

Lý Ngư là một nhà văn tiên phong có công mở đầu cho trào lưu tiểu thuyết
bạch thoại của Trung Quốc. Những tác phẩm truyện dài và tuyện vừa tiêu
biểu của ông như “Đệm thịt”, “Mẹ Nam Mạnh dạy Hợp Tam Thiên”,
“Kịch câm”, “Lầu 12”, “Truyện Hợp Miên Hồi Văn”, “Liên Thành Bích”,
“Liên Thành Bích ngoại biên”, “Nhàn tình ngẫu kỳ”… Lý Ngư cũng để lại
cho kho tàng kịch bản Trung Quốc một danh sách kịch mục khá đồ sộ như
“Tân Đình tiêu khách”, “Giác Thế bái quan”, “Giác đạo nhân”, “Tuỳ am
chủ nhân”, “ Lạp Ông thập chủng khúc”… Ông không chỉ viết kịch mà còn
tổ chức kịch đoàn để đi biểu diễn ở khắp nơi. Đánh giá về tác phẩm của
ông, giáo sư Patric Hanan, Chủ nhiệm khoa Đông Phương, Trường Đại
học Harvert Hoa Kỳ đã gọi ông là “William Shakespeare phương đông”.

Tiểu thuyết “Tỉnh ngộ” (Giác hậu thiền) của ông xuất hiện lần đầu tiên vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.