Đã quen với lối phản ứng ngắn gọn của giáo sư, đoàn tùy tùng
hiểu ngay rằng ngài yêu cầu tiến hành nghiên cứu gỉ mắt của con
bệnh. Chỉ cần một động tác là ngài ra lệnh được ngay.
Hai ông trợ giáo lập tức lấy gỉ mắt bệnh nhân đưa đi phân tích và
báo cáo giáo sư. Giáo sư cúi mình trên ống kính hiển vi và ngồi rất lâu
không rời chỗ. Đến khi ngài ngẩng đầu lên thì gương mặt ngài rạng rỡ
với một nụ cười. Các trợ giáo và bác sĩ đứng chết lặng: lần đầu tiên
sau bao nhiêu năm họ mới được thấy ngài tươi cười đến thế. Giáo sư
với lên giá lấy mấy quyển sách dày cộp, mở hết quyển này đến quyển
khác, lật hết trang nọ đến trang kia. Ngài vừa đọc vừa lẩm bẩm một
mình. “À... à... e hèm..
− Cho gọi tất cả các anh em đồng nghiệp khác lại đây. Cả sinh
viên cũng cho đến! - ngài ra lệnh cho đám trợ giáo đang xúm quanh
theo dõi.
Văn phòng giáo sư bây giờ đầy những bác sĩ và sinh viên trẻ tuổi.
Vị giáo sư vốn lạnh lùng là thế mà giờ tươi vui rạng rỡ hẳn lên,
tựa như đứa trẻ được người lớn cho cái thứ đồ chơi thú vị. Ngài không
thể đứng yên một chỗ, cứ bước qua bước lại cạnh kính hiển vi.
− Thưa các bạn đồng nghiệp, - ngài hướng về đám sinh viên và
tốp trợ giáo mà nói như thế, - một thành công vĩ đại, đúng là một
thành công vĩ đại. Chúng tôi đã phát hiện được một thứ vi trùng quý
hiếm, độc đáo vô song, một trường hợp hiếm hoi... Biết bao nhiêu bác
sĩ nhãn khoa chưa bao giờ được nhìn thấy và không bao giờ nhìn thấy
được... Các bạn thật là may mắn vì vẫn đang còn là sinh viên mà đã
được biết đến trường hợp hiếm hoi này. Cái thứ vi trùng gây bệnh này
cứ phải hàng triệu, có khi hàng năm mười triệu bệnh nhân mới gặp
một lần...
Giáo sư đứng nguyên và xoa tay thỏa mãn, miệng nhắc đi nhắc
lại: “Một loại vi trùng quý hiếm.”
− Đây là lần thứ hai trong đời tôi được thấy nó. Ở Paris, khi tôi
còn là trợ giáo, ngài giáo sư của tôi đã cho tôi được thấy. Bệnh nhân là