đất nước coi nghệ thuật như một thứ tôn giáo, người ta đánh dấu
năm bằng cách đặt tên năm đó là năm mà loại hình nghệ thuật nào
chiếm lĩnh ưu thế nhất. Có bảy loại hình nghệ thuật được chia ra ở
đất nước này như sau: Ratulie (văn học), Cisimi (âm nhạc), Maneci
(điện ảnh), Paniti (hội họa), Tagi (sân khấu), Lebati (khiêu vũ),
Techira (kiến trúc). Chính Yier là người đã tạo ra một thời đại mới
cho âm nhạc ở Netani, từ khi anh xuất hiện và khuấy động nền âm
nhạc Netani đến nay đã 12 năm. Trước anh, hai người đem đến
vinh quang cho âm nhạc là: Ka Bantigo Siti (Cisimi I), Ri Tagone
Tino (Cisimi II). Cả ba người nhạc sĩ mở đầu cho những giai đoạn
âm nhạc thống trị Netani đều tuyệt vời nhưng cho đến giờ phút
này chưa có ai lại kỳ quái và tuyệt vời như Yier. Theo đánh giá của Hội
Đồng Chuyên Môn Âm Nhạc Netani, cho đến giờ này, Yier vẫn là
người nhạc sĩ tuyệt vời nhất trong lịch sử âm nhạc của Netani. Âm
nhạc của anh tuyệt vời đến như thế nhưng tại sao anh lại làm vậy?
Tại sao anh lại chỉ cho người nghe thưởng thức một lần trong đời?
Vì theo lời tự sự của anh trong đĩa nhạc đầu tiên (và cũng là lời
ghi duy nhất, trong các đĩa nhạc sau này, mỗi đĩa chỉ có một bài hát
của anh, không hề có bất cứ lời tự sự kèm theo): “Đối với tôi, nghệ
thuật thực sự là chỉ cần được nhìn ngắm một lần cũng sẽ khiến
người ta nhớ mãi”. Âm nhạc của anh, quả nhiên đã làm được điều đó
- điều mà bất cứ người làm nghệ thuật nào cũng ao ước làm được.
Nó là thứ âm nhạc khiến ta khi nghe xúc động đến phát khóc vì
không ngờ trên đời này lại có thứ âm nhạc hay đến như thế; là thứ
âm nhạc mà dù chỉ nghe được một lần, sau một thời gian dài, mặc dù
không nhớ rõ giai điệu nhưng vẫn khiến ta nhớ được cảm giác hạnh
phúc, sung sướng khi nghe bản nhạc đó; mỗi lần nhớ lại như vậy, ta
lại bất giác mỉm cười. Tuy vậy, cảm giác thỏa mãn vẫn luôn tồn tại
song hành cùng cảm giác nuối tiếc: muốn nghe bài hát đó thêm
một lần nữa. Người ta cũng không thể hát ú ớ lại theo giai điệu mà
mình nhớ mang máng vì lời bài hát của anh được hát bằng một thứ