TỔ CHỨC GIA ĐÌNH - Trang 46

Như vậy, mỗi tối bà cũng mất 10, 15 phút, nhưng bà sẽ tập được thói quen

làm việc có phương pháp và tránh được những cảnh ông đi làm về rồi mà phải
ngồi đợi cơm, cảnh khách khứa đã gần xong bữa mà bánh mới đặt lên lò, hoặc
cảnh đương cắt khúc cá thì sực nhớ, rau luộc đã chín nhừ mà chưa nhắc nồi
xuống.

Tôi xin lặp lại, về môn tổ chức, không có giải pháp nào áp dụng vào mọi

trường hợp được. Qui tắc là phải tính hết những công việc phải làm, phân biệt
công việc nào gấp hoặc không, giao mỗi việc cho một người, định cho mỗi
việc một thời giờ, đề phòng những việc bất thường, còn cách thực hành ra sao
thì tùy mỗi gia đình.

5. Dự trữ

Những đồ thường phải dự trữ là gạo, trà, nước mắm, muối, gia vị, than, củi,

vải, kim, chỉ, giấy, bút, thuốc men, bánh mứt...

Không dự trữ sẽ có những hại sau đây:

- Đương làm việc, bỗng thấy thiếu một món, phải ngừng tay lại rồi chạy
đi mua, do đó, chương trình làm việc trong ngày sẽ bị xáo trộn.
- Nếu gặp lúc giá cao thì phải mua đắt. Có khi người bán bắt chẹt ta vì
thấy ta cần gấp.

Nhưng nếu dự trữ nhiều quá thì tức là bỏ ra một số vốn không sinh lợi được,

như vậy thiệt cho ta vì số vốn ấy, có thể dùng vào một công việc làm ăn. Nếu
số vốn ấy phải đi vay, tất nhiên ta phải trả lời trong khi để nó nằm đó một cách
vô ích.

Vả lại, một vài món có thể xuống giá, như vải, than... dự trữ nhiều sẽ thiệt.

Lại có những món không nên dự trữ. Ông mà quen uống mỗi ngày một chai

la ve (bia). Bia mua cả thùng về thì rẻ được ít đồng bạc và đỡ tốn công đấy,
nhưng rất có thể ông thấy sẵn rượu, uống li bì, sáng một chai, tối một chai, và
các cô các cậu cũng mềm môi, hạ hết ly này tới ly khác. Nên tôi tưởng nhà
đông trẻ mà dự trữ bánh mứt thì hại nhiều hơn lợi.

Sau cùng, các món như gạo… chỉ nên dự trữ trong một thời gian nào đó

thôi, vì để lâu quá sẽ hư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.