Vậy, khi dự trữ, bà nên xét kỹ những điểm đó, và nên nhớ đừng bao giờ đi
vay tiền để dự trữ: bà sẽ lỗ chứ không lời đâu.
Chương trình dự trữ phải lập đầu mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi mùa, tùy từng
món. Điều ấy, chắc là nội trợ nào cũng rõ.
TÓM TẮT
Chức vụ đầu tiên của người nội trợ là dự tính. Muốn dự tính phải lập chương
trình. Chương trình phải có 2 tính cách: đích xác và dễ thay đổi.
Khi dự tính sự chi tiêu, nên kê rõ ra từng khoản, tùy theo số chi tiêu trong
tháng trước mà định cho tháng này. Nhà nào cũng nên có một sổ xuất nhập và
nên tập cho trẻ giữ sổ đó.
Khi dự tính công việc thì phải kể hết những việc sẽ làm, phân biệt công việc
nào gấp hoặc không, giao một việc cho mỗi người, định cho mỗi việc một thời
giờ, đề phòng những sự bất thường.
Đừng dự trữ quá dư vì như vậy là bỏ ra một số vốn không sinh lợi. Có nhiều
món không nên dự trữ hoặc chỉ nên dự trữ trong một thời gian nào thôi.
CHƯƠNG VI - LÀM VIỆC: ĐỒ DÙNG VÀ NGƯỜI LÀM
1. Đồ dùng phải
a) hợp với công việc
b) hợp với người làm
2. Người làm
a) Ông nhà có thể giúp việc bà một cách đắc lực.
b) Nên tập cho trẻ làm việc nhà
c) Một hội nghị gia đình
d) Phân công