Mỗi năm chạy khoảng 10.000 cây số thì tốn:
6. Tiền sửa chữa giữ gìn là bao nhiêu?
7. Tiền dầu nhớt.
8. Tiền vỏ ruột.
Cộng hết thảy 8 khoản đó lại, bà sẽ thấy mỗi năm muốn chạy 10.000 cây số,
bà tốn bao nhiêu tiền. Rồi bà so sánh nếu không mua mà mỗi lần đi đâu thì
mướn xe phí tổn sẽ bớt được nhiều hay ít? Có tính kỹ như vậy bà mới định
được nên mua hay không, và nếu mua thì nên lựa kiểu xe lớn hay nhỏ.
b) Đồ dùng phải hợp với người.
Taylor có lần coi một bọn thợ xúc quặng đổ vào một xe rùa. Ông nghiệm
thấy rằng nếu cho họ dùng một cái leng đựng được 19kg quặng thì mỗi ngày
mỗi người xúc được 25 tấn quặng.
Nếu cho họ dùng một cái leng nhỏ hơn, chứa được 17kg quặng thôi, thì mỗi
ngày họ xúc được 30 tấn.
Ông lại thu nhỏ cái leng lại cho chứa được 15kg và số quặng xúc được mỗi
ngày lại tăng lên.
Khi bề mặt cái leng rút xuống chỉ còn chứa được 11 kg thì số quặng xúc
được lên tới mức cao nhất.
Nếu rút nữa đi còn 9kg thì số quặng hạ xuống và từ đó, càng rút bề mặt cái
leng, số quặng xúc được càng hạ.
Do đó ông kiếm được sự thực này: mỗi công việc có một đồ dùng nào hợp
với một người nhất định. Lựa được đồ dùng hợp với một người thì năng lực
làm việc của người đó sẽ tăng lên tới mức cao nhất.
Quy tắc ấy có thể đem áp dụng trong một gia đình, tuy kết quả ít hơn. Chẳng
hạn mua một cái búa để bửa củi, ta có bao giờ tự hỏi nó phải nặng bao nhiêu
không? Chưa ai nghiên cứu vấn đề ấy hết, nhưng tôi đã có lần bửa củi và
nghiệm rằng gặp được cái búa nào nặng vừa sức, cán vừa tay thì tôi bửa củi
thấy vui lắm. Thứ củi tràm không có mắt, mà trục kính chừng 25 phân, tôi chỉ