hạ một lưỡi búa là tét làm hai, làm ba; còn nếu phải dùng một cái búa nhẹ quá,
cán ngắn thì tôi vừa tôn thời giờ gấp đôi mà vừa bực mình nữa.
Vậy khi mua cái leng để làm vườn, cái thùng để tưới cây, hoặc cái cưa, cả
tới cái xoong, cái chảo, cây chổi... xin bà nhớ rằng những dụng cụ đó phải hợp
với công việc và người làm.
2. Người làm.
Người làm là bà, là người ở, cũng có thể là ông nhà, là các cô, các cậu, và
các người hàng xóm.
Tôi sẽ dành riêng 1 chương để chỉ cách chọn và dùng người ở, xin hãy xét
về thân nhân trong nhà và bà con hàng xóm đã.
a) Ông nhà có thể giúp việc bà một cách đắc lực.
Gia đình nào cũng nên rút bớt số người ở. Sự đó chẳng những là cần thiết
mà còn hợp với trình độ tiến hoá của nhân loại: chỉ những kẻ lạc hậu mới ngồi
không bắt 2, 3 người hầu hạ mình.
Muốn rút bớt số người ở, bà chủ nhà phải biết khéo dùng ông chồng và các
con.
Không nên để cho ông chồng hễ đi làm về là nằm dài ra đọc sách, báo. Như
vậy hại cho sức khỏe của ông. Nên mềm mỏng nhờ ông việc này nọ, nhưng
cũng phải có ý, đừng nhè ông đọc tới đoạn kết một truyện trinh thám, hoặc
đương kiếm vần thơ mà cậy ông lau giùm cho cái bàn, cái ghế. Ông sẽ bực
mình lắm đấy.
Ông chồng nào mà không có tài làm vài việc lặt vặt? Có ông ưa đóng bàn,
có ông thích chích thuốc, trồng cây, bửa củi, xách nước, nuôi gà và biết bao
nhà bác học hoặc văn sĩ không tự hào đã phát minh được thứ thuốc này, viết
được tác phẩm nọ mà khoe rầm lên rằng tráng trứng là tuyệt (như Alexandre
Dumas cha) hoặc muối cà thì đến “Tản Đà ăn cũng không chê vào đâu được”.
Vậy nếu bà khéo lựa lời, lựa lúc thì ông nhà có thể là một nhân viên đắc lực
tận tâm của bà đấy.
b) Nên tập cho trẻ làm việc nhà