5. Nào xin bà hãy suy nghĩ.
Đọc tới đây bà đã biết ít nhiều qui tắc quan trọng về môn tổ chức. Xin bà thử
đem áp dụng nó trong việc nhà xem có hiệu quả không. Đồ đạc trong mỗi
phòng sắp đặt có hợp lý không? Phân phối công việc có khéo léo không?
Chương trình làm việc mỗi ngày có nên sửa đổi gì không? Có cách nào rút
được thời giờ đi chợ mỗi ngày không? Cách giặt và ủi quần áo của bà có tiện
không?
Nếu bất kỳ công việc gì, bà cũng hỏi:
- Tại sao làm như vậy?
- Có cách nào làm khác không?
Thì bà sẽ thấy 10 lần có thể cải cách được tới 5-6.
a) Nấu cơm.
Chẳng hạn công việc nấu cơm. Tại sao đổ vào nồi cho dư nước để rồi lại
chắt bớt đi.
Các nhà bác học đã nghiên cứu và thấy gạo có sinh tố B1. Chất này trị được
bệnh thũng mà ở lớp ngoài của hột gạo và dễ tan trong nước .
Gạo giã càng trắng thì càng mất nhiều chất đó mà chắt nước cơm tức là bỏ
đi một phần lớn chất bổ của gạo. Do đó, những người ăn gạo xay máy và nấu
theo lối chắt bỏ nước cơm dễ mắc bệnh thũng. Muốn tránh cái hại đó, nên
dùng gạo giã tay và khi nấu, nên đổ vừa nước thôi.
Sở lúa gạo đã nghiệm rằng cách nấu cơm có khác, tỉ lệ nước và gạo, loại gạo
có khác, nhưng khi nấu cơm, không thay đổi mấy; thường thường là cứ một
phần gạo phải đổ hai phần nước, tính theo sức nặng của gạo và nước. Một lít
gạo nặng trung bình 888gam, một lít nước nặng 1000gam. Vậy nấu một lít gạo
thì phải đổ 800x2 = 1600gam nước, nghĩa là 1 lít và 6 phần 10 lít nước. Đổ
nước theo tỷ lệ đó thì không sợ còn dư nước. Khi vo gạo, không nên vo kỹ quá,
sợ mất chất cám chứa nhiều sinh tố B1. Như thế vừa đỡ tốn công phải vo lâu,