tiếng Anh, kỹ năng dịch thuật và khả năng ngôn từ của cháu. Thế là
Thái Hà Books dừng ngay việc in bộ sách với bản dịch đã được chọn
trước đây của một dịch giả nổi tiếng. Cả Thái Hà Books thừa nhận:
Đây mới là giọng dịch phù hợp với một cuốn sách dành cho những cu
Tí muốn khám phá thế giới.
Và rồi chúng tôi có mặt trong lễ nhận kỷ lục “Dịch giả nhỏ tuổi nhất
Việt Nam”. Lúc đó Nhật Nam bảy tuổi. Và rồi chúng tôi trở thành
những người bạn lớn rất thân thiết. Và rồi nếu không gặp nhau, chúng
tôi hay nhắn tin cho nhau.
Tôi không thể quên được một lần tôi đã hỏi Nhật Nam, khi ấy mới
sáu tuổi, lớn lên cháu muốn làm nghề gì. Không nghĩ ngợi, cậu bé trả
lời ngay: Làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Mĩ. Khi tôi hỏi, tại sao lại
là Mĩ mà không phải Việt Nam hay một nước khác, cháu bảo, bởi chỉ
có Mĩ mới đủ lớn và đủ khó để cháu làm. Khi tôi đùa hỏi tiếp rằng tại
sao là Bộ trưởng mà không phải là Tổng thống, Nhật Nam nói: “Ô thế
bác không biết à, muốn ứng cử làm Tổng thống Mĩ phải sinh ra trên
đất Mĩ mà cháu lại sinh ra ở Nhật!”
Khi Nhật Nam bảy tuổi, vẫn câu hỏi cũ tôi nêu ra, nhưng đáp án lần
này lại hoàn toàn khác: “Cháu muốn trở thành nhà sinh vật học”. Hóa
ra Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam muốn làm chủ thế giới sinh vật, để
các con vật được khám phá, được yêu thương, được sống yên vui và
hạnh phúc.
Cũng khi cháu mới bảy tuổi, Thái Hà Books tổ chức tọa đàm “Khách
hàng chưa phải là thượng đế” và Nhật Nam đến dự. “Cậu bé tý hon”
của chúng ta đã có bài phát biểu về lãnh đạo doanh nghiệp làm bao
người đứng đầu các công ty và tập đoàn vô cùng bất ngờ. Cháu phân
tích về phong cách lãnh đạo tại Việt Nam, Nhật, Mĩ, châu Âu trong