Công việc chuẩn bị hoàn tất, phần khó khăn nhất là thuyết trình. Ban
đầu, tớ nói cũng không được lưu loát lắm đâu và liên tục phải nhìn
vào những thông tin hiện trên slide nhưng nếu mà cứ nhìn như vậy thì
giống như người đọc chứ không phải là nói, là “hùng biện” nên tớ phải
tập luyện nhiều, khi nào rảnh rỗi là tự nói, có khi ghi âm lại rồi nghe và
tự sửa. Rất vui là bố mẹ tớ luôn tạo cho tớ một không khí nói thật tự
nhiên. Trong nhà tớ có một nơi chuyên để dành cho việc thuyết trình
của tớ. Trước đó, mẹ đã chuẩn bị bàn ghế, máy tính, có hôm “xôm”
hơn còn có cả bánh ngọt. Tớ sẽ không xuất hiện ngay mà đợi lời giới
thiệu của bố. Mỗi hôm bố tớ phong cho tớ một vị trí, khi thì là giáo sư
đại học Havard, khi thì là nhà khoa học nổi tiếng, khi thì là chính
khách... rồi tớ mới bước vào trong sự hân hoan chào đón của bố mẹ.
Tớ cũng phải thực hiện một số “nghi lễ” giao tiếp như nếu là giáo sư
thì chào sinh viên, nếu là chính khách thì bắt tay mọi người. Sau đó
thì màn thuyết trình bắt đầu. Theo yêu cầu của các khán giả, ngoài kĩ
năng nói cho mạch lạc, tớ còn phải thể hiện bằng nét mặt, bằng ngôn
ngữ cơ thể, bằng ngữ điệu. Ngoài ra, muốn ghi điểm hơn nữa thì phải
có khả năng thu hút, lôi kéo người nghe (không hấp dẫn thì thế nào
mẹ tớ cũng vừa nghe vừa... nhắn tin). Kết thúc bài thuyết trình, bố mẹ
tớ sẽ có “cuộc họp kín” để bàn luận xem sẽ cho bao nhiêu điểm rồi
mới công bố. Bố tớ thường đánh giá cao những bài nói có kết cấu
chặt chẽ, thông tin phong phú, mẹ tớ thì thích những bài thể hiện sự
quan sát tinh tế và vốn hiểu biết của bản thân. Rất nhiều lần tớ làm bố
mẹ ngạc nhiên vì khả năng tìm hiểu thông tin của mình, ví dụ như bài
về Lịch sử của chữ viết mà tớ vừa làm cách đây không lâu. Bố tớ đã
thực sự thích thú khi tớ tìm được và đưa ra những nhận định về sự
tương quan giữa chữ viết cổ với các nét hoa văn trên trống đồng,
những trang chữ viết cổ mà tớ tìm được qua nhiều nguồn thông tin