ta.
Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và
đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta.
Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có.
Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ.
Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái
nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và
nước.
Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình
Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa
Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở.
Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước,
dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần.
Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông
ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo
đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn
Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích để
cướp Kinh Châu.
"Sấn hỏa đả kiếp" đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt
mồi.
8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có)
Kế "Vô trung sinh hữu" là từ không mà tạo thành có.
Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ
đó, những anh hào thường được gọi là kẻ "chọc trời khuấy nước". Mục đích
của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn
của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào
đó mà thủ lợi.
Kế "Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm,
nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác
ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.
9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương)
"Tiên phát chế nhân" là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để