bắt lấy sự chiến thắng.
Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào
thực tế gần nhất.
Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc
Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát
Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ
đoạn "chớp nhoáng" không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản
ứng kịp.
Vẫn có câu "Tiên hạ thủ vi cường" là vậỵ
10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ)
Kế "Đả thảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.
11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người)
Kế "Tá đao sát nhân" là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để
giết kẻ thù của mình.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh
hùng”. (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng).
Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng
cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở
có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu
Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái
việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.
12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta)
Kế "Di thể giá họa" là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để
giá họa.
Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình
không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là "giết người
không thấy máu".
13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc)
"Khích tướng kế" là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi
giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình.
Mạnh Tử nói: "Nhất nộ nhi an thiên hạ".
Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có