TỔNG ĐỐC HOÀNG DIỆU - Trang 25

lòng hợp tác với thực dân.
(13)Niết công : chỉ Tôn Thất Bá làm Án sát bấy giờ. Buổi sớm mai ngày
mồng tám, quân Pháp mới kéo đến , ông Bá xin giấy ra thành để thương
thuyết với tướng Pháp xin hoãn binh.
Sau khi thành bị hạ, tướng Pháp giao thành lại, ông Bá đứng nhận. Ông ấy
lấy chứng cớ mình ra ngoài hội thương mà đổ trách nhiệm đánh nhau cho
một mình quan Tổng đốc, còn mình không can dự.
(14)Chế đài là Tổng đốc
(15) Phiên đài là quan Bố chính.
(16) Xỉ ban : hạng tuổi tác
(17) Bình phong là núi Ngự Bình ở Huế

Ghi chú thêm về Hà thành Chánh khí ca:
Là tác phẩm văn học gồm 140 câu lục bát, chưa rõ tác giả (có ý kiến cho là
của Nguyễn Văn Giai, tục gọi là Ba Giai), ra đời khi Pháp tấn công Hà Nội
lần thứ hai (1882).

Tác phẩm có ý phỏng theo "Chính khí ca" của Văn Thiên Tường đời Tống
(Trung Quốc), biểu dương tấm gương trung liệt của Hoàng Diệu; mặt khác,
lên án bọn quan lại bạc nhược đầu hàng, gồm đề đốc Lê Trinh, tuần phủ
Hoàng Hữu Xứng, án sát Tôn Thất Bá, bố chánh Phan Văn Tuyển.

Giá trị của tác phẩm là từ cảm hứng mãnh liệt về chính khí, phân biệt rạch
ròi chính tà, từ đó phần nào khắc hoạ được tính cách nhân vật qua lời thơ
có phần thuần thục.

Hà thành Chánh khí ca”, "Hà thành thất thủ ca", "Hà thành hiểu vọng" là
bộ ba sáng tác đã ghi lại sự thật bi tráng của Hà Nội trong những ngày bị
Pháp tấn công lần thứ hai.
Nhưng xét ra,“ Hà thành Chánh khí ca” được phổ biến nhất. Hai bản sau
tôi sẽ giới thiệu khi có dịp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.