khổ sở lắm! Nhiều ngày phải gặm bánh mì lạt thay cơm.
Tuấn Khanh kể hoàn cảnh của mình:
- Tôi thì hơn gì cô. Từ nhỏ tới lớn chưa hề biết đói mà vừa rời khỏi gia đình
không lâu đã giống tên ăn mày đầu đường, xó chợ. Uống nước lạnh để làm
dịu êm bao tử. Bởi vậy cho nên, đêm hôm qua bị nhịn đói nằm trong cửa
hiệu này tôi không sút thêm ký nào.
Bất giác Hương Lan đặt tay lên vai Tuấn Khanh giọng sụt sùi:
- Nghe chuyện của anh tôi thấy bớt tủi thân hơn. Mình sẽ là bạn bè nghe.
Tuấn Khanh cười bạnh miệng:
- Hoan hô ý kiến hay của cô.
Hương Lan liền sửa lại:
- Gọi tên đi cho thân mật.
Tuấn Khanh đáp ứng ngay:
- Tôi về nghe Hương Lan.
- Vâng.
Khi Tuấn Khanh ra khỏi cửa hiệu, Hương Lan vẫn đứng trông theo bóng
anh xa dần. Đóng cửa hiệu ra về, cô bước thật chậm như một kẻ nhàn du.
Cô hình dung đến cảnh ngày mai chỉ có một mình thui thủi trong cửa hiệu
trưng bày mà lòng ngao ngán. Ôi, giá mà anh ta sẽ lại đến với cô.
Trải qua một đêm mất ngủ, tâm thần Hương Lan mệt mỏi tới mức vừa đến
nơi làm việc đã phải ngáp dài, ngáp ngắn. Cô không ngờ là hình ảnh người
thanh niên ấy quẩn quanh trong đầu mình lâu như vậy. Anh ta có gì thu hút
đâu ngoài một dáng vẻ rất đàn ông và bộ mặt dễ nhìn chứ. Vậy mà cô đã
cảm thấy nhớ mong, hy vọng anh ta sẽ đến cửa hiệu ngày hôm sau. Lúc ở
quê, khi nghe tin mình bị gả chồng Hương Lan đã khóc ròng rất nhiều ngày
dù được cha mẹ cho biết cô sẽ về làm dâu một gia đình khá giả và nề nếp.
Còn anh chồng tương lai thì cũng thuộc loại nhiều cô gái phải ao ước. Thế
nhưng cô đâu có cảm giác mong gặp mặt anh ta và nôn nóng chờ đợi ngày
xuất giá như bao nhiêu người con gái khác. Phải chăng tại vì hai trái tim