- Cái số của nó như vậy. Nhưng chắc là rồi cũng không có điều gì. Nó sẽ về
thôi.
- Nhưng anh và cô ấy đâu có bà con gì ở gần đây? Vậy cô ấy đi đâu, ở đâu?
A Tư không tiện nói ra điều đang nghĩ trong lòng, anh ta chỉ lửng lơ:
- Con gái xứ này khó mà chết vì hùm beo trong rừng lắm. Giàng không hại
nó mà.
Điền quả quyết:
- Ngày mai chủ nhật, tôi sẽ cùng với anh và một số anh em khác tổ chức đi
tìm cô ấy. Tôi phải tìm cho được Mường Lan về mới yên tâm. Mai mình đi
nhé!
Lời động viên của Điền không khiến cho A Tư phấn khởi lắm, mặc dù anh
ta cũng gật đầu:
- Được rồi, mai tôi sẽ báo cho cậu biết.
Nhưng chuyện đi tìm Mường Lan vào ngày mai đã không thực hiện. Bởi
ngay chiều hôm đó cô đã trở về. Nhìn thấy Mường Lan với nét mặt tươi
tỉnh, không một chút mệt nhọc sau mấy ngày vắng nhà, vợ chồng A Tư
muốn hỏi nhưng còn ngại, thì chính cô nàng đã tự nói:
- Tôi về để lấy đồ đạc ra nhà chồng ở!
Nói xong cô đi soạn một số đồ đạc riêng, rồi rút vào góc trong ngôi nhà
ngồi một mình rất lâu. Theo phong tục của bộ tộc thì khi không còn cha
mẹ, thì người vợ của anh ruột, tức bà chị dâu của Mường Lan sẽ đứng ra lo
liệu chuyện hôn nhân của cô em gái. Nhưng ở đây, khi nghe Mường Lan
tuyên bố như vậy thì chẳng nghe A Tư có ý kiến gì. Một lúc sau chị mới
kéo tay chồng vào một nơi riêng, nói nhỏ:
- Làm sao mình làm được việc đó, khi cô em này đâu có chịu nghe mình.
Cô ấy có người bảo cho nghe rồi, cứ để cho người ta lo.
Chị ta nói như vậy rồi lẳng lặng bỏ đi ra ngoài. A Tư hiểu phần nào nên
cũng im lặng, để mặc cho Lan. Tối hôm đó bà vợ anh bảo:
- Con Mèng Lan đã tìm được chỗ để “về nhà chồng” rồi đó!
Sáng ra mới biết, nơi “về nhà chồng” của Mường Lan là cái góc ngôi nhà
ông già của A Tư cất này xưa, dùng làm nơi chứa vật dụng lưu trữ làm
mùa. Lan đóng kín cửa cầu thang không cho ai ra vào. A Tư muốn hỏi