hạng 5 sao, là Emirates, Qatar và Etihad. Mỗi hãng có mấy trăm
chiếc máy bay tân tiến hiện đại, họ tổ chức đi thu gom khách hầu
hết mọi thành phố lớn ở châu Á, từ Phnom Pênh đến Mumbai,
Tokyo, Thượng Hải….rồi chở về trung điểm. Từ trung điểm đó, họ
túa đi mọi thành phố lớn ở châu Âu và châu Phi. Các sân bay ở đây
hoạt động 24/24 và các chuyến bay nối tiếp nhộn nhịp vô cùng,
các xe buýt chở đầy khách từ cửa này đến cửa kia trong sân bay,
băng qua những con đường đầy cát của sa mạc, thậm chí từ
terminal này đến terminal kia phải đi tàu điện. Ví dụ như sân bay
Dubai, có tới 70 triệu hành khách 1 năm, và nối tuyến trực tiếp
với 270 thành phố trên thế giới, có 90,000 nhân viên phục vụ tại
sân bay trực tiếp, nửa triệu việc làm gián tiếp. Hàng năm, sân bay
này thu về 27 tỷ đô la, bằng GDP một quốc gia nhỏ.
Điều đặc biệt là công nhân viên ở các sân bay phần lớn là người
nước ngoài. Họ tự tìm đến để làm việc (search “apply job in
Dubai/Doha airport”). Còn trên các chuyến bay, tiếp viên đủ
thành phần quốc tịch, phi công cũng vậy, chỉ có máy bay, sân bay,
tiền lãi…là của các ông chủ Ả Rập. Vì họ đào tạo dân họ với thói
quen “cho việc” tức quản lý và kiếm tiền, còn nhân lực thuê mướn
hết. Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan, Philippines, Indonesia…là những
nơi cung cấp nhân lực nhiều nhất cho họ.
Họ có văn phòng tuyển nhân lực ở các nước. Ở Ấn, họ tuyển ở
Mumbai, Chennai và New Delhi. Ở Trung Quốc, họ đặt VP ở Thâm
Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh. Ở Đông Nam Á, họ đặt văn phòng
tuyển người ở Singapore và Kuala Lumpur. Các bạn trẻ phải tự nộp
hồ sơ và sang đó phỏng vấn, ngày nào cũng có tuyển. Các bạn trẻ
mới ra trường ở Đông Nam Á rất thích công việc tiếp viên hàng
không hay nhân viên mặt đất ở sân bay trung chuyển, thường làm
2-3 năm để kiếm ít tiền trước khi về nước làm ăn.